"Đại Vệ Chí Dị" II

|

From: Người Buôn Gió

Vệ Vương là Manh lên ngôi được 8 năm, đất nước thanh bình. Bốn phương phẳng lặng. Khắp nơi vang lên câu hát ca ngợi ơn đức triều đình. Biểu từ các trấn báo về kinh toàn điều phồn vinh, an lạc. Mạnh Vương đến ngày giỗ tiên đế dẫn quần thần vào thái miếu làm lễ , ra cửa thấy trời đất an hòa, cỏ cây xanh tốt bèn hứng khởi làm thơ.

Từ khi ta có chủ trương
Hướng về Tần Quốc, Vệ hưng thế này
Muôn nơi no ấm đủ đầy
Yên bình, phát triển ngày ngày một cao

Quần thần đi theo, ai cũng vỗ tay tán thưởng. Mạnh Vương chợt nhớ điều gì, gọi đại thần bộ Lễ là Khiêm đến dặn.

- Đối với nước Tần phải tuyệt đối trung thành

- Đối với quan Tần phải tuyệt đối lễ phép

- Đối với dân Tần tuyệt đối ưu ái

- Đối xử chủ quyền tuyệt đối nhún nhường

- Đối với vua Tần tuyệt đối nghe lời.



- Có 5 điều ấy, ngươi chớ quên.



Khiêm vâng dạ ghi nhớ trong lòng lời dạy của Vệ Vương. Mấy ngày sau có hội nghị các đại thần bộ Lễ các nước về tụ tại kinh thành nước Vệ. Khiêm thấy đại thần bộ lễ nước Tần đi dạo ngoài hiên lúc ngoài giờ công, mặt đại thần Tần lạnh tanh như có vẻ bực tức.Khiêm rón rén đến gần nói.

- Dạ thưa đại nhân, ban nãy trong phòng tiểu nhân không tiện hỏi. Ngài có điều gì không vừa lòng ạ.

Đại Thần bộ Lễ nước Tần là Khiết Trì, cau mày hỏi.

- Việc Tây Nguyên các ông lo đến đâu rồi, đã có tiến triển quan trọng gì để chứng minh tinh thần hợp tác toàn diện theo chủ trương 5 điều Vệ Vương dạy chưa ?

Khiêm cung kính tâu rằng.

- Thưa đại nhân, từ khi thiết lập trạm thông tin nóng thông suốt từ thiên triều về đây, nước Vệ không bao giờ dám lơ là ạ. Nay đã cho khai thác rồi ạ.

Khiết Trì phất tay áo đến ''xoạch'' một cái. Tiếng kêu như có kim khí bên trong. Khiêm cúi thấp người vẻ tránh đòn. Trì hỏi.

- Còn chuyện biên giới và hải đảo, bàn đến đâu rồi.?

Khiêm lễ phép thưa.


- Dạ biên giới cơ bản đã hoàn tất, chỗ nào Thiên triều nói là của thiên triều nước Vệ không dám trái mệnh ạ.

Khiết Trì cau mày.

- Thế còn biển đã bàn đến đâu rồi, thống nhất chưa. Sao dùng dằng mãi thế.?

Khiêm gãi đầu thưa.

- Cái này trong nước Vệ còn nhiều ý kiến, xin thiên triều mạnh tay thêm tí nữa để hạ thần dễ nói. Dân Vệ chưa thấy quan tài chưa đổ lệ, chưa thấy máu gà mấy con khỉ nước Vệ còn chưa sợ.

Khiết Trì quay sang tùy tùng, gọi một kẻ đến bảo.

- Việc bên hải quân làm đến đâu rồi.

Kẻ kia thưa.

- Ngày X..bắn chết 9 ngư dân Vệ, ngày ...đánh đắm 3 tàu đánh cá Vệ, ngày ..gần đây đánh đắm một tàu có 26 thằng Vệ, nhưng bọn chúng tình cờ được cứu hết.Nên hiệu quả răn đe chưa cao.


Khiết Trì mắng.

- Thế nào mà để nó cứu được nhau, xưa ở Tam Sa quân ta thảnh thơi vừa hút thuốc vừa ngắm bắn. Giết 78 quân Vệ một cách nhàn nhã. Thanh thế lớn vô cùng, nay phái cho hải quân tàu lớn như Ngư Chính, sao để 26 thằng nó thoát.? Người cần gấn rút làm triệt để hơn.

Khiêm nghe từ nãy mới nói vào.

- Đấy tại ông phối hợp không chặt chẽ, tôi không có cớ để làm dân Vệ sợ, thành ra mới nhùng nhằng đến giờ.


Khiết Trì căn dặn cả hai phải phối hợp đồng bộ, tích cực hơn nữa.Bên phải ra sức tấn công ngoài biển, bên phải nhân thế mà phủ dụ bên trong giữ lấy quan hệ , tránh đối đầu.....giải quyết nhanh chóng chuyện biển đảo trong thời gian sớm nhất.


Khiết Trì lại hỏi Khiêm.

- Về văn hóa Tần, các ngươi truyền bá đến đâu rồi.? Năm tới là năm hữu nghị hai nước, đã chuẩn bị gì chưa?


Khiêm hớn hở đáp

- Dạ cái này nước Vệ làm kỹ lắm, ngày nào cũng có những trương trình văn hóa Tần phổ cập khắp nơi. Thanh niên Vệ giờ coi tướng quân Hứa Thế Hữu là tướng có tài, có tâm. Khác hẳn năm xưa mắng tướng quân là xâm lược dã man. Công này do bọn Kinh Kỳ Mới. Còn các bậc tiên vương Tần như Càn Long, Ung Chính đến Phúc An Khang, Tôn Sĩ Nghị đều được dân Vệ coi là anh minh, sáng suốt, tài năng đức độ. Công này do bọn VTV. Còn nhiều nữa ạ, như bọn nhà xuất bản VH gọi Tiền Anh Hào là một tấm gương anh hùng nữa...không kể hết. Tóm lại thưa đại nhân là thành công mỹ mãn.

Trì hỏi.

- Phải khen những đứa có công ấy. Cho đứa khác học.

Khiêm tâu.
- Dạ việc này thì rất chu đáo, bên tư tưởng văn hóa Vệ đã tuyên dương và trao giải thưởng cho Kinh Kỳ Mới và VTV rồi ạ. Sắp tới định trao giải cho bộ phận tuyên truyền của Bộ Công Thương Vệ đã quảng bá chủ quyền thiên triều ngoài biển đảo.

Trì hỏi.

- Thế có bọn nào ý định phản đối không?

Khiêm.

- Số này không nhiều, đa phần là bọn phản động, thế lực thù địch, bọn có thù hằn với nhân dân, bọn muốn phá hoại cuộc sống hòa bình , bọn cơ hội chính trị, bọn mục đích cá nhân, bọn lợi dụng tư do dân chủ, bọn quá khích gây rối, bọn bè phái chia rẽ, bọn dân đen đòi đất, bọn khiếu kiện kéo dài, bọn khoác ao tôn giáo, bọn dán mác sinh viên tri thức, bọn đội lốt tinh thần dân tộc, bọn tướng lĩnh, quan chức về hưu đóng góp ý kiến, bọn bất mãn chế độ, bọn khoa học phản biện...

Trì gật gù.

- Ừ cũng không nhiều lắm. Chủ trương của chúng ta là đúng đắn nên số phản đối cũng ít thế thôi.Ở bên Công Gô ta vừa đi qua, bọn nó phản đối còn nhiều hơn thế nữa chứ. Thế xử lý ra sao.?


Khiêm

- Đã có nhiều biện pháp mạnh mẽ giải quyết triệt để. Giữ vững tính ổn định và đồng thuận cao trong nhân dân.

Trì khen.
- Tốt cứ thế phát huy, làm sao cho năm tới nhân dân hai nước hoan hỉ đón ngày hữu nghị. Tin tưởng nhất quán vào chủ trương hợp tác toàn diện chiến lược trên tinh thần anh em hai nước. Còn một số việc mà ủy ban đại thần hai nước song phương bàn bạc thống nhất cần phải triển khai toàn diện sớm. Nhất là giáo dục các quan lại địa phương phải thấm nhuần tư tưởng 5 điều răn của Vệ Vương, nhận thức thuần phục nước Tần ta là con đường sáng lạn, đi đến phát triển phồn vinh, hòa bình, ấm no, thịnh trị.

Nói xong Khiết Trì phủi tay áo quay đi. Khiêm lên kiệu hối hả thúc quân hầu đi nhanh về để làm thông cáo báo chí. Vừa đi vừa trách mình, quên không nhắc Khiết Trì bảo đảm kỳ tới mình vẫn có chân trong hội đồng cơ mật tối cao nước Vệ.

Vietnam's market - beat expectations

|

Charts from Emerginvest.com




Reasons - For:

  • Net purchase of foreign investors (Stockbiz: Tiền ngoại đổ vào chứng khoán )
  • Inflation easing (VnEconomy: CPI tháng 5 tăng 0,44%)
  • Banks' profit (VnEconomy: 4 tháng, Sacombank lãi gần 491 tỷ đồng)
Alerts - Against:
  • Gold price at record high (VnEconomy: 2,074 triệu đồng/chỉ)
  • Interest rates pressure (StockBiz, CafeF: Lãi suất bình quân qua đêm 5,61%/năm)
  • Standard & Poor’s rates Vietnam below ‘investment’ grade (Thanhnien)

Hành trình nhận thức duy niệm của nhân loại

|

By Nguyễn Hoàng Đức
From Chungta.com

  1. Dẫn nhập đề
  2. Duy niệm là gì?

  3. Triết học là gì, triết học khởi đầu ra sao?

  4. Chân Lý

  5. Nhận thức luận - với Socrate

  6. Hữu thể luận - với Platon

  7. Linh hồn, lý trí và hữu thể - với Aristote

"...Có phải chúng ta vẫn đang sống “đèn nhà ai, rạng nhà nấy”. Lo vun vén thói ích kỷ, lối tiểu nông, làm sao có thể xây dựng một xã hội hiện đại – công bằng – bác ái? Theo các triết gia, thì bản chất của bản năng, tình cảm, giác quan đều có xu hướng co cụm, ích kỷ, tiến đến kéo bè kéo cánh, địa phương chủ nghĩa. Chỉ có lý trí mới tìm đến tiếng nói chung, và muốn vậy buộc nó phải vượt qua sự co cụm vị kỷ để tìm đến mọi người – tức công lý và chân lý ...

...Ở đời chỉ có hai loại sản xuất chính: 1- cơ bắp sản xuất vật phẩm; 2- trí não sản xuất ý tưởng. Vậy mà hầu khắp đời sống tinh thần của chúng ta chẳng sản xuất được gì nhiều hơn sự “im lặng” và “đồng ý”, thử hỏi xã hội sẽ tiến bộ bằng cách nào? Và thế giới cũng hình thành rõ rệt hai đẳng cấp, dân tộc nào sống trong sản sinh tinh thần nhiều hơn sẽ làm ông chủ, dân tộc nào sống theo thói quen bản năng nhiều hơn – ít động não, sẽ làm nô bộc. Người Việt cũng phân rõ hai hạng:

Ông cả ngồi trên sập vàng
Cả ăn cả mặc lại càng cả lo
Thằng bếp ngồi trong xó tro
Ít ăn ít mặc ít lo ít làm.

...Chỉ khi con người nhận rõ mọi thứ, thì anh ta mới có khả năng chọn cái hay, bỏ cái dở, dấn thân vào hành động. Trái lại, khi chưa nhận rõ hoàn cảnh xung quanh, cứ nhắm mắt lao vào hành động, thì đó là việc làm liều mạng, không mang nhận thức. Bởi thế, nhận thức tất yếu liên quan đến hành động. Không hành động thì không tạo nên thế giới này, không nhận thức thì cũng không hành động."

FED closely-watched indicators

|

Key economic indicators that the Fed watches in order to anticipate a change in the Fed's monetary policy and to access the expected impact on short-term interest rates:

  • Non-farm payrolls

  • Industrial production
  • Housing starts
  • Motor vehicle sales
  • Durable good orders
  • National Association of Purchasing Management supplier deliveries
  • Commodity prices

















Source: The Big Picture


In implementing monetary policy, the Fed uses the following interest rate policy tools:
  1. Open market operations
  2. Discount rate
  3. Bank reserve requirements
  4. Verbal persuasion to influence how bankers supply credit to businesses and consumers

10 lâu đài và cung điện hoành tráng nhất thế giới

|

From: DanTri

1. Cung điện Potala - Công trình kiến trúc hoành tráng nhất Tây Tạng

Được xây dựng trên ngọn đồi Marpo Rim, cao hơn thung lũng Lhasa 130m, cung điện Lotala có chiều cao lên tới hơn 170m và là công trình kiến trúc vĩ đại, đồ sộ nhất của Tây Tạng. Vào năm 637, hoàng đế Songsten Gampo quyết định xây dựng lâu đài này trên một ngọn đồi và công trình kiến trúc này đứng vững cho đến tận thế kỷ 17 khi nó được hợp thành vào một công trình kiến trúc lớn hơn và tồn tại cho đến ngày nay.

Việc xây dựng cung điện như hiện nay được bắt đầu vào năm 1645 trong suốt thời gian Đa Lại Đạt Ma đời thứ 5 trị vì đến năm 1648 thì “Cung điện trắng” được hoàn thành. “Cung điện đỏ” được xây dựng thêm vào khoảng năm 1690 và 1694. Hơn 7.000 lao động, 1.500 nghệ sỹ và thợ điêu khắc được huy động để tham gia xây dựng công trình này. Không giống như các công trình kiến trúc tôn giáo khác, cung điện không bị cướp bóc trong suốt thập niên 60 và 70. Chính vì vậy mà các điện thờ cũng như các tác phẩm nghệ thuật vẫn được bảo quản tốt.

2. Mont Saint-Michel - Lâu đài giữa đại dương

Mont St Michel toạ lạc trên một hòn đảo nhỏ thuộc biển Normandy, Pháp. Chỉ có một con đường nhỏ xuyên biển được xây dựng vào những năm 1880 để nối hòn đảo với đất liền. Không giống như những toà lâu đài khác ở Pháp vốn được xây dựng để phòng thủ hay nghỉ ngơi, khởi đầu nó là một tu viện. Ngày nay, toà lâu đài này thu hút hơn 4 triệu khách du lịch đến thăm quan mỗi năm, vượt xa những lâu đài khác ở Pháp, đồng thời cũng là địa điểm được lựa chọn để quay nhiều bộ phim điện ảnh, hoạt hình…
3. Predjamski - Lâu đài hang động

Mỗi lâu đài đều có vẻ quyến rũ, độc đáo của riêng mình, không cái nào giống cái nào nhưng đây có thể là lâu đài độc nhất vô nhị trên thế giới vì nó gắn liền vào một hang động, chính xác thì đây là hang động lớn thứ 2 trong hệ thống các hang động ở Slovenia. Tên của lâu đài, Predjamski, có nghĩa là "Lâu đài trước cửa hang".

Predjamski phải xây dựng nhiều lần, theo những văn bản đầu tiên có niên đại từ thế kỷ 13 thì phần đầu của lâu đài (cánh bên trái) được xây dựng vào nửa đầu thế kỷ 12, phần giữa của lâu đài được xây dựng thêm vào thời kỳ Phục hưng và cánh bên phải được xây dựng vào khoảng năm 1570. Qua thời gian, lâu đài này đã thay đổi nhiều nhưng kể từ năm 1990 thì lâu đài được trùng tu lại theo đúng nguyên trạng của nó từ thế kỷ 16.

4. Neuschwanstein - Lâu đài lãng mạn nhất

Neuschwanstein là một trong ba lâu đài nổi tiếng nhất được xây dưới thời vua Louis II, nằm trên dãy An-pơ ở Bavaria, Đức. Bắt đầu xây dựng năm 1869 và bị bỏ dở khi vua Louis qua đời năm 1886, Neuschawanstein là hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn thế kỷ 19. Công trình là sự mô phỏng của kiến trúc lâu đài thời trung cổ với nhiều tháp cao và chóp nhọn trên một địa thế khá đặc biệt trong hẻm núi cạnh bờ sông Pullat.

Neuschawanstein được xem như một cuộc cách mạng về mặt thiết kế cũng như tiện nghi bên trong nó vào thời điểm đó. Mọi thứ đều rất hiện đại và thuận tiện. Tất cả các tầng đều có hệ thống nước chảy, nhà vệ sinh xả tự động và một hệ thống sưởi ấm cho toàn bộ toà nhà.

5. Matsumoto - Lâu đài mang phong cách truyền thống Nhật Bản

Lâu đài Matsumoto mà người Nhật thường gọi là Matsumotojo là toà lâu đài đẹp và hoàn thiện nhất trong tất cả các lâu đài cổ tại Nhật. Matsumotojo được thiết kế theo hình tháp càng lên cao càng nhỏ đi. Tầng tháp thứ nhất và thứ hai được xây dựng trong thời kỳ chiến tranh nên nó được trang bị hệ thống phòng thủ rất cẩn mật. Khi hoà bình lập lại, các tầng tháp trên được xây thêm với mục đích là để ngồi ngắm trăng.
6. Hunyad - Lâu đài của ma cà rồng

Toạ lạc tại Hunedoara, Romania, lâu đài Hunyad là một phần của công quốc Transylvania và nơi đây được tin rằng là nơi vua Vlad III của Wallachia (thường được biết đến với tên Dracula) bị giam giữ trong vòng 7 năm sau khi bị phế truất vào năm 1462. Lâu đài là dấu tích của vương triều Hunyadi, được xây dựng theo trường phái Gôtích nhưng lại có cả yếu tố kiến trúc Phục hưng và Marốc. Hunyad bao gồm 1 toà nhà rộng, hùng vĩ với các toà tháp cao và nhiều màu sắc, cùng với đó là vô số các cửa sổ và ban công được trang hoàng bằng các tác phẩm chạm khắc đá.

7. Malbork - Lâu đài bằng gạch theo kiến trúc Gôtích lớn nhất thế giới

Lâu đài Malbork nằm tại nước Phổ (nay là Đức) được xây dựng bởi dòng họ Teutonic Order. Lâu đài là điển hình của một pháo đài thời trung cổ, và cũng là toà lâu đài được xây hoàn toàn bằng gạch theo phong cách kiến trúc Gôtích lớn nhất thế giới. Malbork được UNESCO ghi nhận là di sản văn hoá thế giới vào tháng 12/1997.
8. Cung điện Pena

Là cung điện cổ nhất được xây dựng theo phong cách chủ nghĩa lãng mạn châu Âu, cung điện hoàng gia Pena ở Bồ Đào Nha tọa lạc trên đỉnh một ngọn đồi, phía trên thị trấn Sintra. Được xây dựng lần đầu tiên vào thế kỷ 15 với chức năng là một cung điện nhưng sau đó nó được xây dựng lại và hiến tặng cho nhà thờ làm tu viện. Năm 1755, một trận động đất đã phá huỷ gần như toàn bộ cung điện cho đến khi Hoàng tử Fernando xây dựng lại vào năm 1838. Phong cách của cung điện là một sự kết hợp đa dạng giữa cái cũ và cái mới cộng với lối kiến trúc của Roman, Bavaria và Moor.

9. Lowenburge - Disneyland của thế kỷ 18

Nằm trong khuôn viên của công viên Wilhelmshöhe, thành phố Kassel, Đức. Löwenburg hay còn gọi “Lâu đài của sư tử” được vua Landgrave Wilhelm IX xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1793-1801. Löwenburg là toà lâu đài đầu tiên của Đức có kiến trúc Gôtích mới.
10. Prague - Lâu đài cổ đại lớn nhất thế giới

Với 570 m chiều dài và 130 m chiều rộng, Prague là lâu đài cổ đại lớn nhất thế giới được ghi trong sách kỷ lục Guinness. Tại đây cất giữ vương miện của nữ hoàng Séc và là nơi các vị vua Séc, tổng thống Tiệp Khắc và tổng thống nước cộng hoà Séc tiếp quản quyền lực của mình.

Why Adam Smith Still Matters

|

By: KAREN HORN

April 2009
From: Standpoint.online

John Maynard Keynes is high in the list of bestselling books now. Adam Smith is not quite as popular. The reason is not that books from the 18th century tend to be a demanding read: Keynes's General Theory of Employment, Interest and Money, although from the 20th century, is no piece of cake either. Instead, the present global financial crisis has made the godfather of classical economics look strikingly irrelevant in comparison with Keynes, the inventor of modern disequilibrium theory.

Even worse, now that bankers are being castigated as the incarnation of greed, blindness and irresponsibility, the man who wrote in his famous Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations that "it is not from the benevolence of the butcher, the brewer, or the baker" - or perhaps the banker in our day - "that we expect our dinner, but from their regard to their own interest" is again accused of being the chief advocate of heartless laissez-faire capitalism, a system that failed and had to fail. In this view, capitalism is nothing but a false religion, with Mammon as its god and Smith as its high priest. Critics worry that markets need a moral foundation that they automatically erode. They ridicule the naïve belief that free markets bring everybody happiness at no cost, a conviction allegedly lacking all philosophical underpinnings.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong con mắt của Đại sứ Trung Quốc Lý Gia Trung

|

From: VNQD

Q: Trên mạng internet, tôi rất chăm chú đọc tác phẩm của ông, tôi thấy ông dùng rất nhiều bút mực miêu tả Chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh được nhân dân Việt Nam vô cùng kính yêu tôn trọng. Trong con mắt của ông, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một con người như thế nào?


A: Ông Lý Gia Trung (LGT): Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần ngày 2 tháng 9 năm 1969, hưởng thọ 79 tuổi. Trong điện chia buồn của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khi ấy đã đánh giá Hồ Chủ tịch bằng ba câu: Hồ Chủ tịch là Nhà cách mạng vô sản kiệt xuất, Lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, Người bạn thân mật của nhân dân Trung Quốc. Tôi cho rằng đánh giá như vậy là rất cao.

Nếu bạn hỏi cá nhân tôi đánh giá Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào. Đương nhiên, đầu tiên tôi vô cùng tán thành sự đánh giá của Trung ương Đảng ta.

Nếu như tôi đánh giá Chủ tịch Hồ Chí Minh, thì tôi cho rằng là bốn chữ “Cúc cung tận tuỵ”.

Và sự cúc cung tận tuỵ này để lại hai điểm ấn tượng sâu sắc nhất đối với tôi: Một là Người yêu cầu vô cùng nghiêm cách đối với mình, bản thân đi trước mọi người. Chúng ta bây giờ nói đến phòng chống tham nhũng xây dựng liêm chính, người cộng sản chân chính là những người như thế nào, nghiêm khắc với mình như thế nào, Hồ Chủ tịch luôn đi đầu dẫn dắt, đã nêu một tấm gương mẫu mực rất tốt cho chúng ta.

Người không có gia đình, không có vợ con, không để lại bất kỳ một tài sản cá nhân nào cho mình. Gần đây, khi kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Thủ tướng Chu Ân Lai, tôi nghe được Đài Truyền hình giới thiệu rằng: Trước luc lâm chung, Thủ tướng Chu Ân Lai hỏi nhân viên công tác, nói các bạn giúp tôi xem, sổ tiết kiệm của tôi còn bao nhiêu tiền, nhân viên công tác sau khi tìm hiểu báo cáo rằng: “Thủ tướng Chu (Ân Lai) và Chị cả Đặng (Dĩnh Siêu) còn tổng cộng trên 5.000 đồng nhân dân tệ.” Thủ tướng nói “Thế này nhé, bạn đem trên 5.000 đồng này giao cho Tổ chức Đảng.” Sau khi Thủ tướng Chu Ân Lai qua đời, ngoài giao nộp trên 5.000 đồng ra, tài sản không còn gì nữa. Vì thế, tôi cảm thấy về điểm này, Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai giống nhau, để lại cho tôi ấn tượng vô cùng sâu sắc.

Còn một điểm nữa, là người lãnh đạo tối cao của Đảng và Nhà nước, Người rất thương yêu bảo vệ cán bộ. Cán bộ phạm sai lầm, thì phê bình, có khi Người cũng thi hành kỷ luật, song Người rất thương yêu bảo bệ cán bộ, chưa từng đấu tranh tàn khốc và đả kích sau lưng. Vì thế, những người phạm sai lầm bị Chủ tịch Hồ Chí Minh xử lý kỷ luật, nay hồi tưởng lại chuyện Chủ tich Hồ Chí Minh xử lý kỷ luật với họ khi ấy, vẫn vô cùng cảm động, vẫn ứa nước mắt, cho rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn vô cùng thương yêu bảo vệ mình.

...

Lý luận về giá trị của Marx

|

By Lữ Phương
From Viet-Studies

"Một mơ ước cho con người
Một kho kiến thức, một óc tổng hợp siêu hạng. Một con người từ bỏ tất cả để được nghĩ đến cùng. Đam mê đi cùng với những sai lầm và bất cập. Trộn vào đó là những giới hạn của thời đại. Những tiên đoán lô gích mang tính định mệnh. Nhưng cũng là một ưu tư về vận mệnh con người. Một lòng tin rằng con người tốt từ bản thể, qua những phiêu lưu thăng trầm và đánh mất bản thân vẫn có thể quay về nguồn cội. Bảo vệ con người trước những sản phẩm do con người làm ra đã biến con người thành máy, tạo điều kiện cho lòng tham tung hoành một cách vô cảm, dưới hàng loạt những mặt nạ mị dân về dân chủ tự do tiến bộ. Một giấc mơ về một thế giới con người còn giữ được hơi ấm cho nhau trong cuộc vật lộn để tồn tại và được tồn tại như những sinh vật người."

Market Anomaly

|

Sell in May and go away: fact or fallacy?

By Prieur du Plessis - April 30th, 2009
From: The Big Picture

“Sell in May and go away” also holds true for the US stock markets. An updated study by Plexus Asset Management of the S&P 500 Index shows that the returns of the “good” six-month periods from January 1950 to March 2009 were 7.9% per annum whereas those of the “bad” periods were 2.5% per annum.

A study of the pattern in monthly returns reveals that the “bad” periods of the S&P 500 Index are quite distinct, with five of the six months from May to October having lower average monthly returns than the six months of the good periods. Interestingly, May - the first month of the bad patch - is the only exception.

24-april-1b.jpg

Historical average returns from May to October in emerging markets also tended to be weaker than those from November to April, as shown in the graph below (hat tip: US Global Funds).

29-april-2.jpg

But what exactly does this mean for the investor who contemplates timing the market by selling in May and reinvesting in November? Further analysis shows that had one kept the investment in the S&P 500 Index only during the “good” six-month periods, and reinvested the proceeds in the money market during the “bad” six-month periods, the total return would have been 10.5% per annum.

Finance Crisis 2008

|

Read the big four to know capital’s fate

|

Financial Times

By Paul Kennedy

Published: March 12 2009 20:42 | Last updated: March 12 2009 20:42


US presidents, in confronting crises, have often let it be known that they are serious students of history and biography. George W. Bush, an unusually voracious late-night reader, devours books on the lives of Great Men, including his hero Winston Churchill, (who in turn liked to read about his illustrious ancestor, Marlborough). Barack Obama looks to biographies of Abraham Lincoln for inspiration.

Given the enormity of the banking, credit and trade crisis, might it be worth suggesting to Mr Obama and his fellow leaders that they study the writings of the greatest of the world’s political economists, instead? After all, we may be in such a grim economic condition that the clever direction of budgets is a greater attribute of leadership than the stout direction of battleships.

Since today’s leaders cannot possibly read all the major works of political economy, let us help them by selecting four of the greatest names from Robert Heilbroner’s classic collection The Worldly Philosophers : The Lives, Times, and Ideas of the Great Economic Thinkers: Adam Smith, the virtual founder of the discipline and early apostle of free trade; Karl Marx, that penetrating critic of the foibles of capitalism, and less reliable predictor of its “inevit-able” collapse; Joseph Schumpeter, the brilliant and unorthodox Austrian who was certainly no foe of the capitalist system but warned of its inherent volatilities (its “perennial gale of creative destruction”); and that great brain, John Maynard Keynes, who spent the second half of his astonishing career seeking to find policies to rescue the same temperamental free-market order from crashing to the ground.

Perhaps the supremely gifted playwright Tom Stoppard could put those four savants on stage and offer an imaginary weekend-long quadrilateral discourse among them about the future of capitalism. Failing such a creative work, what might we imagine the four great political economists would say about our present economic crisis?

Smith, one imagines, would claim that he had never advocated total laissez faire, was appalled at how sub-prime loans to fiscally insecure people contradicted his devotion to moral economy, and was concerned at the deficit spending proposed by many governments. Marx would still be badly bruised by learning of Lenin and Stalin’s perversion of his communistic theories, and by the post-1989 withering-away of most of the world’s socialist economies; yet he might still feel pleasure at modern financial capitalism foundering on its contradictions. The austere Schumpeter, by contrast, might be lecturing us to swallow another decade of serious depression before a newer, leaner form of capitalism emerged again, though with lots of evidence of severe gale-damage (the end of the US car industry, the decline of the City of London, perhaps) in its wake.

And Keynes? My own guess is that he would not be very happy at today’s state of affairs. He might (only might) regard it as fine that he was quoted or misquoted millions of times in today’s media, but one suspects that he would be uneasy at parts of Mr Obama’s deficit-spending scheme: at the US Treasury’s proposal to allocate more money to buying bad debts and rescuing bad banks than investing in job creation; at a Washington spending spree that seems unco-ordinated with those of Britain, Japan, China and the rest; and, most unsettling of all, at the fact that no one is asking who will purchase the $1,750bn of US Treasuries to be offered to the market this year – will it be the east Asian quartet, China, Japan, Taiwan and South Korea (all with their own catastrophic collapses in production), the uneasy Arab states (yes, but to perhaps one-tenth of what is needed), or the near-bankrupt European and South American states? Good luck! If that colossal amount of paper is bought this year, who will have ready funds to purchase the Treasury flotations of 2010, then 2011, as the US plunges into levels of indebtedness that could make Philip II of Spain’s record seem austere by comparison?

In the larger sense, of course, all four of our philosophers would be correct. Capitalism – our ability to buy and sell, move money around as we wish, and to turn a profit by doing so – is in deep trouble. No doubt Smith, as he watches the collapse of Iceland and the Irish travails, is reconsidering his aphorism that little else is needed to create a prosperous state than “peace, easy taxes and tolerable administration of justice” – that did not work this time. By contrast, rumbles of satisfaction might be heard coming from Marx’s grave in Highgate cemetery, causing excitement for the still-considerable numbers of Chinese visitors. Meanwhile, Schumpeter will have due cause to mutter: “This is not a surprise, really.” As for Keynes, we might imagine him sipping tea with Wittgenstein at Grantchester meadows, pursing his lips at the incapacity of merely normal human beings to get things right: at our tendency to excessive optimism, our blindness to the signs of economic over-heating, our proneness to panic – and our need, every so often, to turn to clever men like himself to put the shattered Humpty-Dumpty of international capitalism back together again.

All these political economists instinctively recognised that the triumph of free-market forces – with the consequent elimination of older social contracts, the downgrading of the state over the individual, the end of restraints upon usury – would not only bring greater wealth to many but could also produce significant, possibly unintended consequences that would ripple through entire societies. Laissez faire, laissez aller was not only a call to those chafing under medieval, hierarchical constraints; it was also a call to unbind Prometheus. Logically, it both freed you from the chains of a pre-market age, and freed you to the risks of financial and social disaster. In the place of Augustinian rules came Bernie Madoff opportunities.

By the same instinctive reasoning, most sensible governments since Smith’s time have taken precautions against citizens’ totally unrestricted pursuit of private advantage. States have invoked the needs of national security (therefore you must protect certain industries, even if that is uneconomic), the desire for social stability (therefore do not allow 1 per cent of the population to own 99 per cent of its wealth and thus provoke civil riot), and the common sense of spending upon public goods (therefore invest in highways, schools and fire-brigades). In fact, with the exception of the few absurdly communist states such as North Korea, all of today’s many political economies lie along a recognisable spectrum of more-free-market versus less-free-market arrangements.

But what has happened over the past decade or more is that many governments let down their guard and allowed nimble, profit-seeking individuals, banks, insurance companies and hedge funds much greater scope to create new investment schemes, leverage more and more capital on the basis of increasingly thin real resources and widen dramatically the pool of gullible victims (silly, under-earning individuals, hopeful not-for-profits, Jewish charities, friends of a friend of an investment manager, the list is long), thereby creating our own era’s spectacular equivalent of the South Sea Bubble. As in all such gigantic credit “busts”, many millions more people – the innocent as well as the foolish – will be hurt than the snake-oil salesmen and loan managers who perpetrated these so-called “wealth creation” schemes.

What, then, is capitalism’s future? Our current, damaged system is not, despite Marx’s hopes, to be replaced by a totally egalitarian, communist society (such arrangements might be there in life after death). Our future political economy will probably not be one in which Smith or his present-day disciples could find much comfort: there will be a higher-than-welcome degree of government interference in “the market”, somewhat larger taxes and heavy public disapprobation of the profit principle in general. Schumpeter and Keynes, one suspects, will feel rather more at home with our new post-excess neocapitalist political economy. It will be a system where the animal spirits of the market will be closely watched (and tamed) by a variety of national and international zookeepers – a taming of which the great bulk of the spectators will heartily approve – but there will be no ritual murder of the free-enterprise principle, even if we have to plunge further into depression for the next years. Homus Economicus will take a horrible beating. But capitalism, in modified form, will not disappear. Like democracy, it has serious flaws – but, just as one find faults with democracy, the critics of capitalism will discover that all other systems are worse. Political economy tells us so.

The writer is professor of history and director of International Security Studies at Yale University, is the author/editor of 19 books, including The Rise and Fall of the Great Powers (Vintage). He is writing an operational history of the second world war. To join the debate go to www.ft.com/capitalismblog

"Đại Vệ văn minh chí dị"

|

From blog: Giáp Văn


Lại nói, sau khi tể tướng nước Vệ đi rồi, Đào Vương là vua nước Tề mới quay sang nói với cận thần:

-Nước Vệ tuy nhỏ nhưng ngoan cố kiên cường. Tiên đế đã bao phen mang quân chinh phạt, mấy nghìn năm rồi mà việc vẫn chưa xong. Xét theo sử sách, thì nước này Bắc giáp Động Đình, Tây giáp Ba Thục, Đông giáp Nam Hải. Trải qua mấy nghìn năm, nước Tề ta đã thu phục gần hết, chỉ còn lại phần nhỏ ở phía Nam. Nhưng cứ vài trăm năm, lại có kẻ dấy binh nổi loạn đòi cố quốc. Trước có chị em nhà Trưng Trắc, Trưng Nhị đánh lên Tượng Quận. Sau lại có bọn Tây Sơn đòi lưỡng Quảng, đòi cả công chúa. Sở dĩ như vậy là do văn minh nước Vệ độc đáo, hun đúc kết tinh truyền từ đời này sang đời khác.

Tể tướng nước Tề là Bảo, thấy vậy mới thưa rằng:

-Ngay đến cả quốc bảo của chúng ta như Kinh Dịch, Lạc Thư Hà Đồ, cũng có kẻ xấu miệng nói rằng xuất xứ là từ nước Vệ. Xem thế đủ biết, văn minh nước ấy thâm sâu khôn lường.

Đào Vương thấy vậy liền nói tiếp:

-Dân xứ ấy, bất kể đàn ông hay đàn bà, cũng anh dũng khác thường. Nhớ lại năm xưa, Thị Trinh nổi loạn, Lục tiên sinh mang quân đánh dẹp sáu tháng không xong, sau phải sai quân sĩ tụt quần diễu võ. Trinh thấy thế xấu hổ rút lui nên Lục tiên sinh mới có cơ bình phạt. Cho nên, muốn thu phục, vạn bất đắc dĩ mới phải dụng binh.

Cả hai trầm ngâm suy tính, bất giác Đào Vương nói:

-Xưa tiên đế bình phạt nước Vệ, tuy chỉ cai trị chưa đến hai chục năm, nhưng đã kịp đốt sách diệt sĩ. Cái gì quí báu cũng kịp chở về nhà. Nhờ thế mà dân Vệ lung lay như cây mất gốc suốt mấy trăm năm. Nếu không, nước Tề ta khó mà được như bây giờ, ta với các ngươi có khi cũng không có mặt. Nay ta học theo người xưa, tàn sát văn hóa, thì nước Vệ tự nhiên suy yếu. Nguyện ước của tiên đế nhờ thế mà có cơ thực hiện.

Bảo tể tướng thấy thế liền hùa theo:

-Đại Vương nói chí lý. Mấy chục năm nay ta đã cho không phim ảnh, nên dân Vệ suốt ngày xem phim dã sử nước Tề, đến mức thuộc sử Tề hơn cả sử Vệ. Chưa kể, dân xứ ấy sau mấy chục năm loạn lạc đói khổ, giờ chỉ chăm chắm lo cái trước mắt mà không nghĩ đến chuyện lâu dài. Kể như mỗi khi ta mua móng trâu móng bò, mua ếch, rắn, mèo thì vài vụ sau nhất định mất mùa đói kém. Nên kế của Đại vương, nếu bỏ chút công của, lại nhằm vào lòng tham sân si của quan lại và dân chúng thì dễ thực hiện lắm.

-Vậy ngươi định tính sao? Đào Vương hỏi. Bảo liền nói tiếp:

-Nước Vệ có cái mỏ nhôm lớn, nằm ở cao nguyên, là nơi hiểm yếu chiến lược. Nay vì túng quẫn, triều đình nước Vệ đã nhờ Đại Vương giúp sức đào lên chia phần để bán. Vậy Đại Vương mượn cớ giúp đỡ, cử hai vạn quân xuất thân từ vùng nghèo khó, giả làm phu đào mỏ đi sang. Lại dẫn thêm vài nghìn người phục dịch, mang theo nhiều quần áo, băng đĩa karaoke, phim ảnh và năm trăm cân vàng. Nội trong ba năm, có thể xong đại sự.

Ngươi nói rõ hơn xem! Đào Vương gắt.

-Muôn tâu! Trải qua nghìn năm cai trị mà xứ ấy vẫn không bị Tề hóa, chung qui cũng chỉ tại cái lũy tre làng. Cái lũy tre ấy ngăn cách sinh hoạt của dân chúng với triều đình, nên văn hóa xứ Vệ mới tồn tại dai dẳng như vậy. Thì nay cái xứ cao nguyên kia cũng thế, ở vùng hẻo lánh cách biệt, dân chúng nam đóng khố, nữ mặc váy thêu, hát sử thi Đăm Săn, gõ cồng múa chiêng, rất đặc biệt. Mỗi khi có dạ hội liên hoan to nhỏ, lại mang những thứ ấy ra nhảy múa trình diễn...

-Ngươi dài dòng quá. Nói gọn ta nghe! Đào Vương sốt ruột gắt lớn.

-Thưa vâng! Nay ta mang nhiều quần áo sang phát không cho dân chúng, thì họ không đóng khố mặc váy nữa. Lại mang băng đĩa karaoke phim ảnh cho không, thì họ không hát sử thi nữa. Lại lấy năm trăm cân vàng, đúc thành cồng chiêng, rồi cho đổi một cồng chiêng đồng lấy một cồng chiêng vàng thì nhất định dân chúng sẽ mừng húm. Nhưng cồng vàng gõ không kêu, chiêng vàng đánh không ra tiếng, thì cái trò múa cồng múa chiêng tự nhiên chấm dứt. Dân chúng tham vàng, sẽ tự đánh giết lẫn nhau, văn minh vùng ấy tự nhiên bị diệt.

-Hay! Đào Vương vỗ đùi đánh đét một cái, rồi hỏi:

-Còn gì nữa không?

Bảo thấy vậy, vui mừng ra mặt, tâu tiếp:

-Hai vạn quân sĩ sẽ cho kết hôn với người bản địa. Bọn này ở nhà không lấy được vợ, có cơ làm loạn. Nay cho sang bên ấy tiện cả đôi đường. Còn bọn phuc dịch sẽ cho mở nhà hàng ăn uống giải trí, bán các món ăn Tề, hát các bài hát Tề. Sau ba năm, sẽ có hai vạn Tề con, lại có thêm một cái Tề-thao ở đó. Vậy coi như có một nước Tề nhỏ trong lòng nước Vệ. Lúc ấy, đại sự hà cớ gì lại không thành!

-Còn gì nữa không? Nếu không, tiến hành ngay lập tức! Đào Vương phấn khích đến độ không giữ được bình tĩnh. Thấy vậy, Bảo càng vui hơn, dõng dạc tâu tiếp:

-Muôn tâu! Khi khai mỏ rửa quặng, ta bí mật đổ thêm chút thuốc độc. Thuốc này theo đường sông suối mà chảy về xuôi. Nước sông nước giếng, tôm cua cá, lúa gạo cấy trồng, trâu bò lợn gà, kể cả người dân uống nước, đều sẽ bị nhiễm độc. Lúc ấy dân chúng sức khỏe suy yếu, tinh thần bạc nhược, lại suốt ngày xem phim Tề, mặc quần áo Tề, ăn món ăn Tề, vui chơi hú hí ở Tề-thao, thì sức đâu mà kháng cự. Muôn tâu bệ hạ! Cái này là bất chiến tự nhiên thành. Hoặc giả, một trận gió to là bay sạch...

-Diệu kế! Quả là diệu kế! Phen này ta một tên trúng năm sáu đích. Ước nguyện của tiên đế có cơ thành hiện thực!

Đào Vương phấn khích cùng cực, ngồi nhổm hẳn lên ngai vàng, mắt sáng rực, quát lớn:

-Bay đâu! Y kế thi hành!

Quần thần dạ ran rồi lui ra, bàn bạc cắt cử việc mang người mang của đi sang nước Vệ.

Liverpool, 30/4/09.

"Đại Vệ chí dị"

|

From blog: Người Buôn Gió


Nước Vệ trải qua nhiều năm khốn khó, đến năm ấy thì Mạnh Vương lên ngôi báu. Thiên hạ hí hửng mừng rỡ, ngoài đường, ngoài chợ xầm xì bán tán đầy vẻ phấn khởi. Nào là Mạnh vốn dòng của tiên đế, mặt mũi khôi ngô, sáng sủa, tính tình thuần hậu ưa sự thật. Thế này là dân Vệ hưng rồi, con cháu rồng đã trở lại nắm vương quyền. Bọn sâu mọt sẽ không còn đất sống...

Sau khi ngôi tể tướng vào tay Dũng, dân Vệ lại đồn, tể tướng là loại tài ba, học rộng, chí khí tiến thủ khác người, trình độ ưu việt. Ngài quản lý triều đình đâu sẽ ra đó, trọng dụng người hiền tài, xử trí anh minh lỗi lạc. Vận nước Vệ hưng thật rồi.

Ấy là đầu năm đại hội triều đình lần thứ XXX.

Dũng nắm ngôi tể tướng, có lần vi hành trong dân. Nghe thấy có kẻ mù lòa ở chợ nói rằng.

- Cái nước Vệ này càng ngày càng thiên về cường bạo ?

Người buôn bán đi qua, có đứa hiếu sự dừng lại hỏi nguyên do, kẻ mù nói.

- Vua thì Mạnh,quan thì Dũng thế có phải là toàn cường bạo đó sao ?

Dũng về triều tức tốc tìm kẻ có tên là Nhân để cho làm phó của mình. Hòng bịt miệng lời đồn đại về triều đình trong dân. Ba tháng sau Dũng vi hành ra chợ, lại nghe kẻ mù ấy nói.

- Phàm mọi mối quan hệ trong đời đều cần lấy chữ Tín. Làm quan càng cần phải giữ chữ Tín thì dân mới tin. Dân tin thì mọi việc mới suôn sẻ trôi chảy. Nước Vệ cường bạo có thừa, cái chữ Nhân kia cũng năm bày đường Nhân. Cái Nhân của kẻ đại trượng phu khác với cái Nhân của đám quần thoa. Nước Vệ mà không có chữ Tín thì khó mà thu phục được nhân tâm.

Dũng về bàn với Mạnh, xin tìm người Tín để làm quan đầu triều. Tìm mỏi mắt trong đám quan lại không có đứa nào đáng tên là Tín cả. Mấy năm sau chán nản thôi không tìm nữa.


Lại nói về dân Vệ, sau mấy năm sống dưới sự cai trị của vua quan mới. Con rồng chả thấy tinh tướng đâu, lòi đuôi ra giống tắc kè hoa. Càng trị vì lâu càng mưu mô xảo quyệt, biến hóa khôn lường. Sâu mọt được thể càng ngày càng sinh sôi, phát triển lúc nhúc. Tài ba học rộng cũng chả tăm hơi, lúc cần bán lúa thì cấm, lúc cần cấm thì lại cho bán, lạm phát leo thang, vật giá đắt đỏ, nạn thất nghiệp ngày càng gia tăng. Dân tình lừa lọc nhau kiếm nắm gạo cho qua bữa, quan lại thì gia sức vơ vét thuế má, tài nguyên. Xã hội đảo điên, đạo đức xuống cấp. Đứa nào ma lanh thì sống, thật thà thì khốn đốn cả lũ.

Tề Bá Vương ở phía Bắc thấy nội tình nước Vệ rối ren, mới sai sứ sang Vệ đưa thư nói với Mạnh vương rằng.

- Nước các ngươi vốn là chư hầu của ta từ lâu, cảm cái tình ấy mà ta nói cho Vệ ngươi rõ. Lòng người Vệ oán thán triều đình lên đến tận mây xanh, không khéo trừ bỏ mối nguy ấy thì có ngày vua quan các ngươi chả còn dinh cơ nguy nga, bạc vàng, châu báu mà hưởng nữa đâu. Cái họa diệt vong ngay trước mắt đó.

Mạnh Vương nhận thư lấy làm lo sợ lắm. Bèn thân chinh sang Tề cầu kiến sự giúp đỡ. Tề Bá Vương cùng Mạnh Vương cắt máu ăn thề. Ký kết hiệp ước liên minh can thiệp nội bộ lẫn nhau khi có biến. Đổi lại Tề Bá Vương nói ý mình.

- Nước Tề ta có con ngựa gỗ, muốn ăn cỏ cao nguyên nước Vệ, liệu nhà ngươi có giúp được chăng ?

Mạnh Vương vái lịa lịa ríu rít rằng.

- Đại Vương nói một con, chứ mười con tôi cũng xin hầu đại vương.

Hàng nghìn thanh niên nước Tề kéo ngựa gỗ sang cao nguyên nước Vệ . Lão đại thần nước vệ cùng các sĩ phu thấy nguy cơ tiềm ẩn bèn dâng biểu can ngăn. Mạnh vương và Dũng phán rằng.

- Có mấy ngàn dân phu và con ngựa gỗ, làm gì mà các ngươi phải lo cuống lên như vậy, các ngươi an phận mà sống, đây là chủ trương lớn của triều đình. Cỏ để không cũng vậy, cho ngựa gỗ nước Tề ăn. Họ giả tiền có thêm ngân sách cho cao nguyên , thế không tốt sao. Cấm bàn.


Kẻ mù ở chợ đi xin ăn, lải nhải rằng.

- Nước Tề đồng ruộng bát ngát phì nhiêu, thảo nguyên mênh mông. Thế mà nhọc công kéo ngựa sang tận cao nguyên nước Vệ ăn cỏ . Há chả phải chuyện bất thường sao ? Tỉ như trong bụng ngựa chứa đồ binh khí, nếu có biến thì không thể hình dung mà nói hết.


Lời ấy đến tai triều đình, lập tức Mạnh sai Dũng sang Tề triều kiến. Khi đi dặn dò.

- Chuyến này ngươi đi, cốt phải thật khéo để làm sao dân Vệ ta thấy rằng nước Tề đối đãi nước Vệ như anh em ruột một nhà. Cho dân Vệ khỏi dị nghị , dèm pha.

Dũng sang chầu được Tề Bá Vương cho quan lại địa phương đón tiếp long trọng lắm. Về đến Vệ huênh hoang nói rằng.

- Đấy các người đúng là bọn hủ nho, nước Tề đãi Vệ ta như anh đối với em. Làm sao mà có chuyện thế này, thế nọ được.

Dân Vệ biết rằng nước Tề là nước mà từ trước đến này, chuyện anh em giết nhau tranh giành ngội vị, quyền lợi là nhiều nhất thiên hạ. Nhưng chả sử gia nào dám nói sợ đi ngược chủ trương lớn của triều đình. Quanh quẩn lại bàn đến kỳ đại hội triều đình tới, sẽ có vị này thẳng thắn , cương nghị vì dân vì nước, tay kia kiến thức uyên thâm... lên nắm ngôi. Nước Vệ lại sắp hưng rồi.