BBC Vietnamese - Kinh tế VN: ‘Càng tăng trưởng càng nghèo

|

From: BBC Vietnamese


Ông Trần Xuân Giá, cựu Bộ trưởng Kế Hoạch Đầu tư tỏ ý quan ngại về cách điều hành kinh tế tại Việt Nam.

Trên bài phỏng vấn đăng trên Thời báo Kinh tế Việt Nam, cựu quan chức chính phủ, từng điều hành một trong những bộ quan trọng nhất nước, nhận định: “Cả tư duy và mô hình tăng trưởng hiện nay đã không còn phù hợp."

“Chúng ta không thể tiếp tục tư duy tăng trưởng theo lượng, khuếch đại, sùng bái con số và che đậy các khuyết điểm của nền kinh tế được nữa,” ông Trần Xuân Giá nói.

“Nếu không, càng tăng trưởng, có thể chúng ta sẽ càng nghèo đi.”

Một số trí thức trong nước đã từng quan tâm đến chủ đề này. Ông Nguyễn Trần Bạt, Giám đốc Công ty Tư vấn Đầu tư InvestConsult cho hay nhiều năm trước ông đã quan ngại đến cách làm kinh tế tại Việt Nam.

"Tôi đã nói điều này cách đây 10 năm. Trong một số bài báo, tôi cảnh báo tâm lý tăng trưởng bằng mọi giá. Tôi viết từ rất sớm. Hiện nay nó đẻ ra một cái thực tế mà (cựu) bộ trưởng phải lên tiếng. Chúng tôi, với tư cách là người trí thức bình thường, đã từng lên tiếng trước đó, cảnh báo trước đó, không chỉ cho Việt Nam. Mà cho tất cả các quốc gia kiểu Việt Nam.”

Trong bài phỏng vấn đăng trên tuần báo kinh tế có uy tín từ Hà Nội, ông Trần Xuân Giá tự xếp mình vào nhóm những người bi quan về kinh tế Việt Nam.

Bi quan

Chúng ta không thể tiếp tục tư duy tăng trưởng theo lượng, khuếch đại, sùng bái con số và che đậy các khuyết điểm của nền kinh tế được nữa

Trần Xuân Giá - Cựu Bộ trưởng KH và ĐT

Bên cạnh thừa nhận một số thành tích như, “năm 2009 không rơi vào suy thoái, ngăn chặn được nguy cơ phá sản ở nhiều doanh nghiệp, kiểm soát được lạm phát ở mức 6,88%,” vân vân, cựu quan chức chính phủ nói đến một số lĩnh vực Việt Nam đang phải trả giá.

Đó là “sự phục hồi của kinh tế Việt Nam diễn ra không đồng đều, chưa vững chắc, tạo nên bức tranh sáng tối lẫn lộn.”

Các khó khăn đang tiềm ẩn trong kinh tế Việt Nam, theo ông Trần Xuân Giá, là tỷ giá hối đoái, và lạm phát; chi tiêu công gia tăng; nhập siêu sẽ tăng do giá nguyên liệu trên thế giới tăng, môi trường bị phá hoại nặng nề.

Trước một số ý kiến nhắc đến cuộc khủng hoảng tài chính thế giới như là nguyên nhân khiến cho kinh tế Việt Nam chao đảo trong năm 2008, ông Trần Xuân Giá chỉ ra, ngay cả trước thời kỳ khủng hoảng (2007 cho đến trước quý 3/2008) Việt Nam đã bộc lộ nhiều khó khăn.

“Nguyên nhân suy giảm của kinh tế Việt Nam không chỉ đến từ bên ngoài. Quan trọng nhất là những nguyên nhân nội tại. Nền kinh tế Việt Nam khi ấy gặp không ít khó khăn.

“Lạm phát cao, nhập siêu lớn. Những yếu kém cơ bản đó nằm ngay trong cả cơ cấu lẫn cơ chế kinh tế của Việt Nam.”

Cựu bộ trưởng, hiện tham gia điều hành hội đồng quản trị của ngân hàng ACB, sau đó liệt kê những thiếu sót cơ bản của kinh tế trong nước.

“GDP tăng chủ yếu dựa vào vốn đầu tư nhưng hiệu quả đầu tư ngày càng kém, năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất, tiêu hao năng lượng trên một đơn vị sản phẩm tăng cao,

"Công nghệ chậm đổi mới, cơ cấu kinh tế, cơ cấu xuất khẩu chưa thoát khỏi lạc hậu, thị trường trong nước kém phát triển, kinh tế vĩ mô còn nhiều yếu tố bấp bênh, tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao, môi trường cạnh tranh chưa bình đẳng, lành mạnh.”

Ông Nguyễn Trần Bạt từ công ty InvestConsult lo ngại lối tăng trưởng kiểu “sùng bái con số’’ sẽ đưa Việt Nam đến một kết cục không hay.

“Ăn kẹo mãi thì sẽ bội thực đường. Giấy kẹo nó rơi xuống chân mình nó cao đến mức nó làm tắc thở cái người ngồi, hoặc đứng ăn kẹo.

“Cho nên là tăng trưởng theo kiểu như thế này chính là một trong những biện pháp giết chết một cách chắn chắn nhất tương lai, không chỉ tương lai kinh tế, mà nhiều tương lai khác của Việt Nam.”

Đại Vệ Chí Dị 7

|

From: Blog Nguoi Buon Gio


Năm Canh Dần, nước Vệ triều nhà Sản thứ 65.

Mùa xuân ấy, trời đất an hòa, khắp nơi vang lời ca tiếng hát ca ngợi công đức trời bể của tiên đế và triều đình. Vệ Mạnh Vương nhân dịp đầu xuân đi coi bói, thầy bói gieo quả phán rằng

- Xuân hồi thiên quốc, vạn đại dung thân.

Vệ Vương sai bộ Lễ sắm cống vật chu đáo, hậu hĩnh. Chọn ngày đẹp sang Tề chầu kiến. Đoàn đi hùng hậu lắm , rất nhiều đại thần đi theo. Tề Bá Vương đón tiếp cực kỳ thân thiết. Vệ Vương dẫn quần sụp lạy ba hồi, tiếp tới dâng bản đồ và ngọc tỉ truyền quốc nước Vệ cho Tề Bá Vương. Vệ Vương sụt sùi nước mắt nói.

- Mong thiên triều nhận lại đứa con đã lưu lạc khỏi đất mẹ nhiều năm.

Tề Bá Vương đón nhận ngọc tỉ và bản đồ nước Vệ, hướng về thái miếu nước Tề khóc rống mấy hồi.

- Tiền nhân ơi, hàng ngàn năm mòn mỏi, nay anh em cũng quay về một cội.

Nói rồi ôm chầm lấy Vệ Vương khóc ròng, triều thần hai bên nhìn cảnh ấy ai cũng xúc động nước mắt ràn rụa. Tề Bá Vương mở tiệc khoản đãi linh đình, lúc rượu ngà ngà, hai bên bồi hồi cảm xúc mới ôn lại chuyện cũ. Vệ Vương ngậm ngùi kể.

- Xưa tổ tiên nước Vệ là người Hàng Châu tên là Quân, rời khỏi nước Tề đi lập nghiệp xuống phía Nam lấy vợ sinh được 100 con. Dựng lên cơ đồ một cõi, Quân lòng vẫn nhớ nước mẹ khôn nguôi mới tự nhận họ là Lạc. Ý muốn nói mình là đứa con lạc khỏi đất mẹ là nước Tề. Sau nhiều năm chính biến liên miên, nhiều sử gia quên mất chuyện ấy. Lại vì tính khí trái ngược mới vẽ ra chuyện nước Vệ nước Tề là hai cõi riêng biệt. Đến thời nhà Lý , nhà Lê các quan lại đại thần vì riêng tư mà khẳng định chuyện hai nước riêng rẽ không liên quan gì đến nhau. Sự hiểu lầm ấy kéo dài khiến hai bên có nhiều xung biến. Nay nhờ ơn phúc của tiền nhân, các sử gia, tuyên huấn nước Vệ mới tìm ra và chứng minh nguồn cội của Lạc Quân

Tề Bá Vương nói.

- Cũng nhờ ơn phúc mà các sử gia, tuyên huấn nước Tề mới thông minh tìm ra được nguồn cội như vậy. Phải ban thưởng thật hậu cho họ.

Hai bên bàn chuyện hồi mẫu quốc của nước Vệ, Tề Bá Vương nói.

- Sau bao năm xa cách, nay đột ngột trở về không phải là chuyện dễ, phải làm từ từ từng bước cho dân Vệ theo kịp, tránh gây bất ổn về chính sự, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân đang yên ổn làm ăn. Trước tiên cứ thu nhận một vùng lãnh thổ đất liền , trên biển. Bước tới là để cho dân Tề sang Vệ khai khẩn làm ăn. Cùng với tuyên truyền tình hữu nghị anh em hai nước có nguồn gốc ruột rà mạnh mẽ. Dân Vệ dần dần sẽ thấm nhuần , thấu hiểu được, việc tái hợp vì thế mà không gây biến loạn, tránh những phần tử xấu, những thế lực thù địch xúc xiểm khiến nhân dân hoài nghi mà việc không thành.

Vệ Vương cùng quần thần sụp lạy hô vang

- Thiên tử anh minh, sáng suốt như thần, đúng là phúc của tiền nhân.

Vệ Vương ra về, lúc về hứa sẽ khẩn trương làm theo những lời căn dặn của Tề Bá Vương.

Vua tôi nước Vệ đi khỏi triều đình. Quan đại phu nước Tề mới thắc mắc hỏi Tề Bá Vương.

- Thưa thiên tử, sao chúng ta không nhận hết luôn thể nước Vệ.

Tề Bá Vương ngửa cổ lên trời, cười sằng sặc một hồi mới từ tốn giải thích.

- Cái nguồn cội nước Vệ là Lạc Quân là do ta bỏ tiền mua chuộc khiến bọn sử gia Vệ, bọn tuyên huấn làm theo.Lại có những trí giả chúng ta cài trong lòng nước Vệ bây lâu nay hỗ trợ. Bọn Vệ mới tin là thật. Chúng là bọn man di, mọi rợ sao cùng huyết thống với chúng ta. Nhận hết cả dân man ri ấy há có phải là gánh nặng cho nước Tề sao. Nay cứ nhận đất đai, lãnh hải , tài nguyên của chúng có phải là hơn không ?

Các đại thần nước Tề đều tấm tắc khen.

- Thiên tử thật cao kiến, nhận của tất phải hơn nhận người, mưu kế này có thể gọi là '' diễn biến hòa bình'' không đánh mà thắng.

Lại nói Vệ Vương ra về, qua khỏi biên giới mới chia. Có đại thần hỏi.

- Chuyện nguồn cội nước Vệ có đúng như vậy không ?

Vệ Vương nói.

- Đúng hay sai giờ không quan trọng, cái cần là chúng ta còn dựa vào Tề còn có được bổng lộc. Dẫu không là trùm thiên hạ thì cũng có thái ấp, dăm chục mẫu dưỡng thân. Còn hơn biến loạn há đến một tấc đất cũng vùi thây cũng chả còn.

Xuân năm ấy, nước Vệ mừng năm mới tưng bừng, nhạc tấu bài tình anh em ruột thịt Vệ Tề phổ biến khắp dân gian. Ai nấy cũng vui mừng.

Vietnam’s central bank devalued the official VND exchange rate for the 2nd time in the past 3 months

|

From: Goldman Sachs Global Economics








Around the world in 22 CDSs

|

From: FT Alphaville

Posted by Tracy Alloway on Feb 12 15:31.

For your amusement/unease/perusal — a collection of sovereign CDS, courtesy of CMA.

Interesting to note that the cost of protecting British or Japanese sovereign debt against default, is now higher than the cost of protecting government bonds from, err, Slovenia.


Outlook for 2010: How strong a recovery?

|

Vanguard 01/22/2010

Heading into a new year, the economy seems to be mending after a long recession. Can the recovery stay on track? And how strong will it be?

In Vanguard's latest analysis, chief economist Joseph H. Davis, Ph.D., discusses the outlook for 2010, including his perspectives on U.S. interest rates and the strong growth in emerging markets.