Nhân dân rụt cổ...

|

Nhân dân rụt cổ và hai tên tội phạm “thời tiết thất thường” và “lỗi kỹ thuật”

Bauxite Việt Nam � Những câu hỏi xin được người cộng sản Việt Nam trả lời

|

Bauxite Việt Nam � Những c�u hỏi xin được người cộng sản Việt Nam trả lời


Hoàng Hưng

Theo thông báo của ĐCSVN thì từ nay đến cuối năm 2010, Đảng sẽ đưa ra dự thảo nghị quyết Đại hội 11 để lấy ý kiến đóng góp lần lượt của các cơ quan các cấp và cuối cùng là toàn dân. Dù muốn hay không, tương lai của đất nước và dân tộc trong điều kiện hiện nay và một thời gian nữa (lâu hay mau chưa rõ) vẫn được quyết định chủ yếu ở sự cầm chịch của ĐCS; và Đại hội lần thứ 11 sắp tới có ý nghĩa mấu chốt đối với bước ngoặt lớn của vận mệnh quốc gia: VN hoặc sẽ trở nên phụ thuộc hoàn toàn vào siêu cường phía Bắc, lợi ích dân tộc bị hy sinh trước sức ép của ngoại bang, bị nguy hại vì rập khuôn đường lối độc tài của họ để phát triển không bền vững; hoặc sẽ giữ được độc lập tự cường và phát triển bền vững bằng con đường độc lập, dân chủ hóa, phát huy được sức mạnh của toàn dân, tranh thủ được sự hỗ trợ của thế giới văn minh.

Tôi là một công dân Việt Nam ngoài đảng CS, đã sống và làm việc gần 60 năm dưới sự lãnh đạo của ĐCS, đã bằng lời nói và ngòi bút góp chút phần vào những thành tích cũng như sai lầm của Đảng, cũng đã từng là nạn nhân của sự độc tài thiếu sáng suốt của Đảng. Hôm nay, sắp vào tuổi “xưa nay hiếm”, trong phạm vi những từng trải và hiểu biết của riêng mình, cố gắng giữ một cái nhìn công bằng, không thiên kiến, tôi muốn chân thành đối thoại với Đảng về những quyết định của Đảng, những quyết định sẽ chi phối cuộc sống của bản thân tôi, con cháu tôi cũng như tất cả đồng bào tôi. Nhưng trước tiên, để tôi hiểu thật đúng, thật rõ về ĐCSVN của ngày hôm nay, tôi đề nghị những người Cộng sản, bao gồm các nhà lãnh đạo, các nhà lý luận, cho đến đảng viên các cấp: hãy nghiêm túc, thẳng thắn, thật thà trả lời một số câu hỏi sau đây của tôi. Nếu câu trả lời của các vị khách quan, thuyết phục, tối thiểu là phù hợp với Hiến pháp và pháp luật hiện hành của Nhà nước Việt Nam, không né tránh sự thật, tôi xin nguyện sẽ là một trong những người kiên quyết ủng hộ sự độc quyền lãnh đạo của Đảng, chống lại mọi âm mưu xâm hại sự độc quyền ấy, để giữ vững sự ổn định và tiến lên của đất nước.

Tôi xin chia các câu hỏi thành từng cụm vấn đề:

I/ Về con đường phát triển của đất nước:

1/ Mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” mà Đảng đề ra có gì khác với mục tiêu phấn đấu của các thể chế hiện hành ở Mỹ, Pháp, Nhật, Đức, Hàn Quốc, Bắc Âu?

2/ “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” có gì khác với mô hình kinh tế của những nước theo đường lối dân chủ xã hội (social democracy), thị trường xã hội (social market) như Đức, Bắc Âu, nhà nước phúc lợi (welfare state) như Anh…?

3/Ý nghĩa, nội hàm của cụm từ “định hướng xã hội chủ nghĩa” là gì?

- Là phân phối công bằng sản phẩm xã hội, bênh vực kẻ yếu, người kém may mắn?

- Là tiến tới xóa bỏ tư hữu tư liệu sản xuất?

- Là tiến tới xóa bỏ bóc lột giá trị thặng dư?

- Là sự thống trị của bộ phận kinh tế sở hữu nhà nước trong đó có sự độc quyền về những ngành then chốt?

- Là độc quyền lãnh đạo của ĐCS?

4/ Nền độc lập dân tộc đang và sẽ bị đe doạ chủ yếu từ phương Bắc hay phương Tây?

5/ Giữa âm mưu “diễn biến hòa bình” nhằm xóa bỏ độc quyền lãnh đạo của ĐCS với âm mưu “diễn biến hòa bình” nhằm thôn tính nước VN, cái nào nguy hiểm cho dân tộc hơn?

II/ Về bản chất của Đảng Cộng sản VN:

1/ Có bao nhiêu đảng viên CS hoặc vợ/chồng, con cái của họ là chủ cơ sở kinh tế tư nhân sử dụng người làm thuê?

2/ Có bao nhiêu đảng viên có tài sản trị giá từ 5 tỷ đồng trở lên, có thu nhập bình quân trong gia đình từ 50 triệu đồng/năm trở lên, có từ 1 người con du học ở các nước tư bản?

Trong số ấy có bao nhiêu là quan chức của Đảng và Nhà nước?

3/ Có bao nhiêu đảng viên là công nhân trực tiếp sản xuất?

4/ Có bao nhiêu đảng viên cho rằng học thuyết Mác-Lênin, chủ nghĩa cộng sản cho phép tích lũy tư hữu tư liệu sản xuất thay vì xóa bỏ nó?

5/ Có bao nhiêu đảng viên thực lòng tin rằng mình vào đảng là để phấn đấu cho lý tưởng cộng sản thành công trên đất nước này?

III/ Về sự độc quyền lãnh đạo của ĐCS:

1/ Độc quyền lãnh đạo của ĐCS có đồng nghĩa cả nước chỉ có 1 chính đảng duy nhất?

2/ Độc quyền lãnh đạo có đồng nghĩa 90% cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, 90% đại biểu Quốc hội phải là đảng viên CS?

3/ Có đồng nghĩa mọi cấp mọi ngành phải có 1 cơ quan của Đảng song song với bộ máy chính quyền?

4/ Có đồng nghĩa việc lớn việc nhỏ trong ba quyền (lập pháp, hành pháp, tư pháp) đều do các cấp ủy quyết định sẵn, cơ quan dân cử chỉ có việc biểu quyết thông qua và chính quyền chỉ làm nhiệm vụ chấp hành, cơ quan tư pháp chỉ làm công việc hợp thức hóa?

5/ Tại sao lại thay khẩu hiệu “Quân đội ta trung với nước, hiếu với dân…” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra thành “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân”?

6/ Tại sao lại tránh trớ việc “luật hóa” sự lãnh đạo của ĐCS, một việc rất cần thiết để tránh nguy cơ người thay mặt Đảng lạm quyền, đứng trên pháp luật, dẫm chân vào sự điều hành của chính quyền?

V/ Về lòng tin của nhân dân đối với đảng:

Đảng có dám làm một cuộc thăm dò rộng rãi dư luận nhân dân (nếu không là trưng cầu dân ý) một cách vô tư trung thực (không dùng mánh lới kiểm soát, khống chế) với những câu hỏi như sau:

1/ Có tán thành để ĐCS tiếp tục độc quyền lãnh đạo đất nước?

2/ Đảng độc quyền lãnh đạo nhưng nên đổi tên, thay từ Cộng sản bằng từ khác?

3/ Độc quyền lãnh đạo nhưng phải thay đổi tận căn bản cơ chế, phương pháp lãnh đạo, trước hết là thực hành dân chủ ngay trong nội bộ Đảng và thực sự tuân thủ nền pháp trị?

4/ Nên có hai Đảng với chiến lược khác nhau (tuy vẫn chung 1 mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”) thay nhau lãnh đạo theo sự lựa chọn định kỳ của nhân dân thông qua bầu cử?

5/ Nên có thêm vài đảng khác cùng với Đảng CS tham gia quản lý đất nước?

VI/ Về lòng tin của Đảng đối với nhân dân:

1/ Đảng có cho rằng trình độ dân trí, đặc biệt là giác ngộ chính trị, của nhân dân VN hiện nay thấp hơn nhân dân các nước Thái Lan, Indonesia, Philippin, Campuchia…?

2/ Đảng có cho rằng nhân dân dễ tin theo những luận điệu xuyên tạc, nói xấu đảng của các thế lực thù địch với đất nước?

3/ Đảng có tin rằng trong thời đại ngày nay, có thể dùng hệ thống tuyên truyền một chiều để làm cho dân tin vào những điều sai sự thật, ngược lại có thể ngăn chặn những thông tin nói lên sự thật nhưng không có lợi cho người cầm quyền?

4/ Đảng có tin rằng nếu công khai cho dân biết những công việc của đảng có ảnh hưởng lớn đến quyền lợi chung của nước của dân, như những tranh luận trong Đảng về đường lối phát triển đất nước, về nhân sự sẽ lãnh đạo bộ máy nhà nước; ngân quỹ của Đảng, tài sản của đảng viên cao và trung cấp, hoạt động kinh tài của Đảng, thì dân sẽ càng tin tưởng và yêu quý Đảng?

5/ Có thể thực sự thi hành tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do biểu tình, tự do tín ngưỡng (không cần sự kiểm soát gắt gao của hệ thống phối hợp đảng-hành chính-công an) mà không sợ mất quyền lãnh đạo, ngược lại càng tăng uy tín của Đảng, vì Đảng tự tin mình luôn là chính nghĩa, và đại đa số nhân dân luôn tin tưởng vào Đảng và trung thành với Đảng?

Trên đây là những câu hỏi của một công dân trung bình, không đi vào lý luận về chính trị, triết học, nhưng rất thiết thực, cụ thể để hiểu thực chất của một chính đảng mà mình phải gửi gắm sinh mệnh, tương lai của bản thân và con cháu vào tay. Kính mong sớm được phúc đáp.

TP HCM, 19/3/2010

HH, 68 tuổi, làm thơ, viết báo, dịch sách

The High-Yield Corporate Bond Spread and Economic Activity :: Timothy Bianco and Mehmet Pasaogullari :: Economic Trends :: 11.04.09 :: Federal Reserve Bank of Cleveland

|

The High-Yield Corporate Bond Spread and Economic Activity ::
Timothy Bianco and Mehmet Pasaogullari ::
Economic Trends ::
11.04.09 ::
Federal Reserve Bank of Cleveland


The financial crisis has brought into focus the importance of financial markets to a properly functioning economy. These markets help the economy allocate resources and shape the investment and saving decisions of the society.

While financial markets are essential to economic growth, they may also play a role in propagating the business cycle. Economists call this effect the “financial accelerator,” meaning that conditions in financial markets can perpetuate and amplify shocks to economic activity. One important channel through which the financial accelerator operates is the way investment is affected by the external finance premium. The external finance premium is the difference between the cost of external funds and the opportunity cost of internal funds. Borrowing from lenders is almost always more expensive for a firm than using its own funds because lenders must be compensated for the costs of evaluating and monitoring borrowers. Therefore, the external finance premium is generally positive. Moreover, it is inversely related to the strength of a firm’s balance sheet. Improvements in balance sheet strength will lower the premium, degradations will raise it. Changes in the premium affect the investment decisions of firms, which in turn affect real economic activity. It is because the value of a firm’s assets and the overall health of its balance sheet generally move positively with overall economic activity that financial market conditions can amplify the effect of shocks to economic activity.

Measures of this external finance premium may contain valuable information about future economic activity. Corporate bond spreads, in particular the high-yield spread—the spread between the yields of high-yield (or junk) bonds and higher-grade bonds (say, AAA corporate bonds)—might be a suitable measure for this premium. The yields of the former type of bond are especially sensitive to the default probabilities of firms; thus, these yields are likely to be a good predictor of future economic activity.

There is a negative relationship between economic activity and the high-yield spread. Moreover, the increases in this spread have preceded the last three recessions. This can be seen in the relationship between the high-yield spread (defined here as the spread between the yield of the Merrill Lynch High Yield Master II Index and the Merrill Lynch AAA corporate bond index) and GDP or the output gap.

As for the most recent recession, the high-yield spread started increasing in June 2007, about two quarters before the start of the recession. It rapidly increased between May 2008 and mid-December 2008. It stayed at these historically high levels until the end of March 2009. Since then, the high-yield spread has steadily come down, paralleling developments in other financial markets. The spread moved down to 6.7 percent at the end of September after a six-month steady decline from a high of 14 percent at the beginning of April 2009. It continued to go down in October and was 6.4 percent on October 28. This may serve as yet another observation for the continued normalization of financial markets since last spring. However, it should be noted that the high-yield spread is still about 2 percent higher than its mean for the past 21 years.

So, what does the high-yield spread forecast for real GDP for the rest of 2009 and 2010? A simple empirical model of GDP and the high-yield spread predicts that real GDP will grow 2.8 percent in 2010. Of course, estimates from such a simple model should be approached cautiously since the high-yield spread is just one indicator of future economic activity. Yet the forecasted trend is in line with most other forecasts in predicting an upward trend in the annual growth of real GDP in 2010.

BBC Vietnamese - Di�̃n đàn - Đảng Cộng sản cần canh t�n

|

BBC Vietnamese - Di�̃n đàn - Đảng Cộng sản cần canh t�n


Đảng Cộng sản cần canh tân


Đến hẹn lại lên, những người cộng sản rục rịch chuẩn bị đại hội cho riêng mình trong 2 năm Canh Dần và Tân Mão. Ý chí của một nhóm người tiếp tục bao trùm lên toàn bộ dân tộc Việt Nam.

Đảng Cộng sản Việt Nam không chấp nhận có đa đảng

Mỗi một câu chữ trong nghị quyết sẽ lại trở thành, thậm chí vượt trên, những điều luật thực định trong vòng 5 năm tới.

Đảng đang bế tắc hoàn toàn về lý luận. Con tàu Việt Nam chới với giữa biển khơi đầy sóng cả. Đảng trở nên “lì” còn dân quẫy đạp trong nghèo túng trở nên rất dễ “liều”. Một Việt Nam phơi ra “sức khỏe” tài nguyên cạn kiệt và một lương tâm xã hội rách nát.

“Mừng thọ” 80 năm, nhiều người nói với tôi Đảng CS nay đã quá già.

Học thuyết Mác Lê Nin xây dựng CNXH từ lâu không còn tồn tại trong thực tế.

Chủ nghĩa cộng sản thực sự đang chết dần vì những toan tính lợi ích riêng tư của từng đảng viên khi phấn đấu vào đảng. Nhiều người bạn tôi thú nhận rằng họ đã “ăn gian” khi tuyên bố: ‘Suốt đời hy sinh cho lý tưởng Cộng sản” ngay trong buổi lễ kết nạp đảng viên.

Năm Canh dần và Tân Mão là thời điểm để chúng ta sám hối và Canh Tân. Là đảng cầm quyền lãnh đạo dân tộc, Đảng CS phải đi đầu trong nhiệm vụ khó khăn nhưng tốt đẹp đó.

Với 3 triệu đảng viên, chỉ chiếm hơn 3% dân số, Đảng Cộng sản úp trùm cả dân tộc, không chỉ bằng ý thức hệ mà còn bằng cả một hệ thống cơ sở vật chất và nguồn ngân sách không kém gì Nhà nước. Trụ sở và bộ máy nhân sự của Đảng không nhỏ hơn của Nhà nước từ trung ương đến cấp xã. Cặp nhà nước “song trùng” nghênh ngang “đớp” ngân sách của tất cả chúng ta, công khai ghi rõ tại điều 46 Điều lệ Đảng.

Vậy, canh tân nghĩa là Đảng cần phải thu nhỏ lại và nhường không gian sống cho xã hội dân sự lớn dần lên. Một cơ chế dân chủ phải được thiết lập nơi một Nhà nước nhỏ gọn phải ra đời bằng bầu cử tự do và phổ thông đầu phiếu.

Những đảng viên Cộng sản hiện nay đang tự vo tròn, co vòi lại.

Họ không còn dám xả thân vì nghiệp lớn. Nhiều đảng viên nay né tránh, lười biếng và phủ nhận chính mình.

Lý thuyết cộng sản mất đi tính quyến rũ. Nó trở nên trần trụi và lai căng.

Lê Quốc Quân

Đảng CS không còn đổ mồ hôi sát cánh cùng nhân dân lao động. Đảng viên không còn vò áo cho nhăn đi, sà xuống bên bếp lửa, chia nhau cùng đồng bào điếu thuốc, thao thức về tiền đồ dân tộc ngày mai. Những bản làng trên cao nguyên xa xôi, những ngọn đồi hẻo lánh thưa dần bước chân của những người CS nhưng dày đặc dấu giày của ngoại bang qua dự án Bauxite và Trồng rừng.

Lý thuyết cộng sản mất đi tính quyến rũ. Nó trở nên trần trụi và lai căng.

Tất cả điều đó đã làm cho Đảng Cộng sản trên toàn thế giới chết. Dù GDP có tăng lên, nhiều công trình lớn được khánh thành nhưng đạo đức xã hội cạn dần. Thực tế cho thấy rằng sức mạnh không nằm ở cơ bắp. Vũ khí, cảnh sát và hơi cay như tan đi khi lời kinh Hòa bình được cất lên. Sáu tàu ngầm hạng Kí Lô, tám máy bay Sukhoi chỉ là cá cơm và muỗi mắt giữa biển cả và bầu trời rộng lớn nếu như lòng dân nơm nớp lo sợ, sống không bình an.

Bởi vậy, đảng phải tự ý thức đổi mới là nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất. Đảng phải thẳng thắn sám hối và canh tân từ trong sâu thẳm chứ không chỉ thay đổi bề ngoài rồi lại tiếp tục ngụy biện, chắp vá một cách thiếu cơ sở.

Món nợ dân chủ

Dù bị ràng buộc bởi quyền lợi và danh vọng nhưng ước muốn vươn lên để tốt hơn, dân chủ hơn, lương thiện hơn là đòi hỏi mãi mãi trong tâm hồn của mỗi một chúng ta, cả những người cộng sản lẫn những người chống cộng.

Dự kiến năm 2011 sẽ diễn ra Đại hội Đảng Cộng sản

Và khát vọng đầu tiên phải là một thể chế dân chủ. Đa nguyên sẽ mang lại cho ta một đời sống rạng ngời và huyên náo, là cơ sở đầu tiên để thiết lập xã hội văn minh.

Nhưng sẽ hỗn hoạn nếu như không xây dựng một Nhà nước pháp quyền.

Vậy, Hiến pháp mới phải mở rộng tối đa nhân quyền. Tên đảng phải thay và tên nước phải đổi. Các điều luật lập lờ, nước đôi, tối nghĩa phải triệt để loại bỏ. Luật hội, Luật biểu tình, Luật trưng cầu dân ý vốn đã bị “quy hoạch treo” tại điều 69 của Hiến Pháp gần 20 năm nay, phải được nhanh chóng ra đời…

Tôi đã đi nhiều nơi và tôi đã thấy. Vì đã thấy nên tôi tin.

Tôi tin rằng chúng ta đang có lỗi. Có lỗi với những người dân oan đang mất đất, những công nhân ngộ độc trong nhà máy; có lỗi với tổ tiên khi lãnh thổ bị mất, tài nguyên bị bán; có lỗi khi đạo đức suy đồi, trẻ em bỏ học, thư viện vắng người và chiều cao dân tộc thua kém….

Chúng ta có lỗi vì đã để lại cho con cháu một di sản đầm đìa trong nợ nần và tan hoang về môi trường sống.

Đảng đang mắc nợ vì đã ngoắc cả CNCS và vốn vay ODA lên cổ dân. Nếu sòng phẳng với lương tâm, Đảng phải tự vấn mình và không được xù nợ!

Đảng phải gánh trách nhiệm đó để canh tân chính mình, làm việc một cách rộng lượng và vô tư với mọi thành phần của thế hệ hiện tại để trả nợ và xây dựng đất nước cho thế hệ tương lai.

Có như vậy mới xứng đáng là quân tử và đại hội đảng XI mới được gọi là thành công.

Bài viết nêu quan điểm riêng của tác giả, đang sống ở Hà Nội.