Is Vietnam Finally Ready for Foreign Investors? - BusinessWeek

|

Is Vietnam Finally Ready for Foreign Investors? - BusinessWeek


Is Vietnam Finally Ready for Foreign Investors?

Hanoi is cutting taxes and improving infrastructure in hopes of becoming the low-cost alternative for new factories and outsourcing call centers

Has Vietnam's moment finally arrived? Explosive wage growth and labor strife in China and India, favored destinations for foreign investment in Asia, have multinationals taking a serious look at Vietnam as a low-cost alternative for new factories and call centers. "We're cheaper—much cheaper," says Nguyen Than Nam, chief executive officer of FPT, a Hanoi-based IT outsourcer and distributor of cell phones with $1 billion in revenue last year. Vietnam is ready to compete head-on for foreign investment, says Nam. "We are trying to be the 'one.' "

Executives and investors have heard this kind of talk from Vietnam before, only to come away disappointed. After the end of the U.S. trade embargo in 1994 there was a rush of companies such as Coca-Cola (KO) and Procter & Gamble (PG) into Vietnam. Many ultimately were turned off by the bureaucracy and corruption. This time around Hanoi is moving more decisively. President Nguyen Minh Triet's government has cut taxes, such as import duties on personal computer parts, and is promising to improve the country's roads and ports. It's building nuclear power plants and a high-speed train line from the capital to Ho Chi Minh City. The leadership also vows to eliminate some of the notorious red tape that has frustrated investors.

Vietnam's $96 billion economy is far less centrally controlled than last decade, and the country, which boasts one of the youngest workforces in the world, managed to gain membership in the World Trade Organization in 2007. The country last year exported $12.3 billion of goods to the U.S., its biggest overseas market. Foreign direct investment is on the rise and could double, to $15 billion this year according to a May 31, report analysts at Standard Chartered Bank.

This fall, Intel will open a $1 billion chip assembly and test plant near Ho Chi Minh City. Taiwanese laptop PC manufacturer Compal also has a new factory in Vietnam. Arthur Chiao, chairman of the Taiwan Electronics & Electrical Appliances Assn., on June 7 said his group is helping Taiwanese companies find new manufacturing sites in Vietnam in the wake of rising labor costs on the mainland.

Political tensions in Thailand next door also are leading companies to Vietnam. Calm has returned to the Thai capital after May's deadly confrontations in Bangkok between antigovernment protesters and the military, but it was one of many political outbursts in Thailand over the years. Pleasanton (Calif.)-based Polycom buys 80 percent of its video-conferencing equipment from Thailand, says Hansjoerg Wagner, head of the company's Asia operations: "With all the political issues that are ongoing there, we are looking at contingency plans," he says. Vietnam, one of Polycom's (PLCM) fastest-growing markets in Asia, "is on our target list" as an alternative.

Not everyone sees a big manufacturing exodus from other parts of Asia to Vietnam, especially given China's economic scale and far more advanced infrastructure. Even though costs have gone up in southern China's Pearl River Delta, companies can acquire goods from factories in less expensive parts of the country, like Tianjin or Qingdao in northern China. Before relocating to Vietnam "you would have to exhaust all the places in China," says Dan Berman, director of Langton, a Hong Kong-based supplier of stuffed animals and other toys to customers like Tesco (TESO) and Toys 'R' Us.

Vietnam boosters disagree. Don Lam, chief executive of investment firm VinaCapital Group, which manages $1.8 billion in assets in the country, points to the new highways the government is building to connect northern Vietnam to southern China. Those roads will enable Vietnamese factories to become part of Chinese supply chains more easily, Lam says, with a cost base that's at least a third lower than across the border. With China-based employers likely to feel the need to match raises offered recently by Honda, Foxconn, and others, that wage differential is only going to grow larger, he promises. "If people are thinking of relocating," says Lam, "now is the time."

The bottom line: Vietnam hopes to attract investment that otherwise might go to India and China, with new tax policies and infrastructure projects.

TRUNG QUỐC-VIỆT NAM ĐANG HÈ NHAU ĐÁNH TRẬN GIẢ ?!

|

TRUNG QUỐC-VIỆT NAM ĐANG H� NHAU Đ�NH TRẬN GIẢ ?! - Nh�văn Phạm Viết Đ�o:Văn chương-Dịch Thuật-Thế sự - phamvietdao - Yahoo! 360plus


Hai Xe Ôm.

Giới quan sát chính trường vỉa hè đang chăm chú theo dõi mối quan hệ qua lại giữa chính phủ hai nước Trung Quốc và Việt Nam trong những ngày gần đây, thấy đang xuất hiện nhiều động thái, nhiều dấu hiệu rất đáng lưu ý…Sau đây là một vài quan sát mang tính chất vỉa hè:

1/ Phía Trung Quốc dạo này có vẻ bớt hung đồ hơn, không bắt người cướp của ngang nhiên trên biển như thời kỳ trước đây; Các ông to bà lớn Trung Quốc thì có vẻ nhã nhặn hơn, năng lui tới Việt Nam và mời quan chức Việt Nam sang thăm Trung Quốc nhiều hơn và cũng không thấy có tuyên bố nào có ý răn đe, hăm dọa bong gió như trước đây...

Trong các cuộc tiếp xúc, tiếp kiến này Trung Quốc luôn tỏ ra nhã nhặn, lịch sự tôn trọng, giữ thể diện cho Việt Nam, không xách mé, làm mất mặt các “chú” Việt Nam như thỉnh thoảng trước đây vẫn thường hay giở trò…

2/ Phía Việt Nam từ chỗ lúng búng, “ăn không nên đọi, nói không nên lời “ khi bị dư luận ép phải lên tiếng về các chuyện liên quan với Trung Quốc; giống như là mở miệng mắc quai hay sao ấy; gần đây thấy có vẻ mạnh bạo hơn, tuyên bố có vẻ rõ ràng rành rẽ, mạch lạc hơn, hung hơn…

Thái độ của phía Việt Nam có vẻ bắt đầu giương vây, cương lên; còn Trung Quốc có vẻ thu mình lại, nhũn nhặn ra ? Phải chăng đúng điều mà cha ông từng đúc kết: mềm nắn rắn buông?

Về phía Việt Nam, thấy quân đội, hải quân đã có các động thái cho thấy trong tư thế sẵn sàng đáp trả, ăn miếng trả miếng chứ không chịu chậm lụt như những lần khác. Đô đốc hải quân đã động viên bà con cứ yên tâm ra khơi đánh cá đi, có gì có hải quân hỗ trợ. Hình như đã tóm bắt một số tàu Trung Quốc dám vào xâm lấn lãnh hải nước mình như tin báo chí Trung Quốc đưa.

Trung Quốc có vẻ đã chùng xuống, còn Việt Nam thì có vẻ cương cứng lên hơn chăng? Nguyên nhân từ đâu vậy ?

Theo Hai Xe Ôm tôi thì mọi động thái diễn ra trên biển đông trong giai đoạn gần đây, đó chỉ là những nước cờ nhất thời mang màu sắc giống như động tác giả trong bóng đá…

Vậy việc hai bên đang sử dụng các động tác giả, đang ỡm ỡ với nhau trên bàn cờ “ biển đông “ này là để câu giờ cho việc gì; Liệu đây có là màn khởi động ỡm ờ để liếc mắt sang một bàn cờ thật khác, đó là kết cục của Dự án đường cao tốc Bắc Nam. “Ông Tướng” mà cả hai bên đang nín thở để mai phục rình để tóm, bắt cho bằng được: Đó là dự án này được Quốc hội thông qua về chủ trương cho phép được triển khai ?

http://www.baovietnam.vn/articles-images/van-hoa/24/Dau-ban-ket-co-nguoi-ben-vinh-Nha-Trang-199067-1.jpg

Vậy Trung Quốc thì có liên quan tới cái Dự án này khi mà các nguốn tin chính thống đã cho hay: Chính phủ mời tư vấn lập dự án là Nhật, và sẽ sử dụng công nghệ Nhật Bản-Tây Âu, công nghệ tiên tiến nhất hiện nay để xây dựng đường tắt cao tốc này, nếu được Quốc hội bấm nút thông qua.

Đây cũng là động tác giả nốt. Vì biết rõ những động thái vừa quan đều là động tác giả, một trận đánh giả nên Nhật Bản, Ngân hàng thế giới WB và Tây Âu đã lên tiếng “bóc mẽ” với công luận. Họ đã thông báo là họ hoàn toàn không có liên quan và không muốn liên quan tới phiên chợ “ treo đầu dê bán thịt chó này “…

Như mọi người đều biết: đây là một dự án như các nguồn tin chính thống đã đưa, sẽ sử dụng nguồn vốn vay quốc tế; khi mới đưa ra thì nói là sẽ vay của Nhật, hiện Nhật và Tây Âu đã tuyên bố họ chưa sẵn sàng giây vào? Vậy thì Chính phủ Việt Nam sẽ nhằm vào đâu? Không nói mọi người cũng sẽ hiểu: chỉ còn hai ông khách sộp tiềm năng đó là Hoa Kỳ và Trung Quốc?

Nếu dùng phép loại trừ thì Hoa Kỳ sẽ bị loại đầu tiên và chỉ còn ông bạn láng giếng độc đinh đó là Trung Quốc, là quốc gia có đầy tiềm năng, khả năng để tham gia canh bạc này.

Đối với Trung Quốc, cho Việt Nam vay số tiền 56 tỷ USD để đầu tư xây dựng tuyến đường sắt này là “ chuyện nhỏ như con thỏ “? Tại sao Trung Quốc lại tử tế sắn sàng mở hầu bao ra mà chia sẻ rủi ro với Việt Nam đối với dự án mà Trung Quốc biết thừa là phiêu lưu là chứa đựng yếu tố chính trị hơn là kinh tế.

s

Trong khi trên biển đông trước đây Trung Quốc đã nhiều lần chơi trò hải tặc trấn cướp của bà con ngư dân Quảng Ngãi từ hàng trăm triệu đồng mà vẫn sấp mặt làm ? Thế mà lại dốc hầu bao cho tuyến đường này? Theo Hai Xe ÔM tôi, mở hầu bao để đầu tư cho dự án này của Việt Nam,Trung Quốc đoạt các lợi ích chiến lược sau đâu:

-Tạo công ăn việc làm cho ngành đường sắt cao tốc Trung Quốc; bởi Trung Quốc vừa tự lực xây dựng tuyến đường sắt Thượng Hải-Bắc Kinh: từ thiết kế, thi công đến đóng các đầu mày toa xe đều do Trung Quốc tự làm tất. Mà đầu tư xây dựng cả một giây chuyền công nghệ như vậy đâu chỉ để làm mỗi tuyến Thượng Hải- Bắc Kinh.

Hiện Trung Quốc đã lập xong dự án, vận động 17 nước tham gia xây dựng một tuyến cao tốc Bắc Kinh nối Luân Đôn; Bắc Kinh nối Ấn Độ; Bắc Kinh nối Pakistan; Bắc Kinh nối Hà Nội…Hiện nay Câu lạc bộ đường sắt cao tốc này do Trung Quốc khởi xướng chưa thấy quốc gia nào lên tiếng hưởng ứng. Tin này tờ The Telegraph của Anh đã đưa và Blog Phamvietdaonv đã dịch lại. Như vậy, mọi động thái mà Chính phủ Việt Nam về dự án xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam, vô tình hay cố ý đều đã trùng khớp với ý đồ chiến lược phát triển mạng đường sắt cao tốc toàn cầu của các chiến lược gia Trung Quốc nhằm tạo công ăn việc làm cho người Trung Quốc?

- Việc xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối Hà Nội-thành phố Hồ Chí Minh, nếu Trung Quốc đầu tư cho vay, và cũng chỉ còn Trung Quốc là nước có thể cho vay, khoản tiền 56 tỷ này thì điều mà Trung Quốc tính toán không phải vì lợi ích kinh tế; đây là dự án đầu tư nhằm phục vụ cho lợi ích chính trị, đúng hơn là một caanh bạc chính trị, cho những đám đánh bạc chính trị?

Như chúng ta biết, để tạo thị trường, vỏ bọc, các tay trùm xã hội đen thường hay tung tiền ra cho đám con nhà lành, đám con cha cháu ông ăn chơi; khi đám này đã nghiện rồi thì chúng sẽ trở thành cộng tác viên, thậm chí là tay sai hoặc tham gia băng đảng của chúng để quay sang: khống chế, rút ruột tài sản, danh tiếng của bố mẹ chúng là chuyện đương nhiên…

Vậy ý nghĩa chính trị của dự án đầu tư đường sắt cao tốc này là gì nếu Trung Quốc tham gia?

Thứ nhất, đối với Trung Quốc 56 tỷ USD là khoản tiền nhỏ nhưng đối với Việt Nam lại là khoản tiền lớn; Mỹ còn nợ Trung Quôc gần ngàn tỷ USD cơ mà? Con số 56 tỷ USD là con số do phía tư vấn Nhật đưa ra, theo biểu giá tính toán của công nghệ Nhật, chi phí theo bảng lương của người Nhật. Còn nếu dự án này rơi vào tay Trung Quốc thì chắc chắn số tiền đầu tư này thấp hơn nhiều.

Chúng ta có thể so sánh với tuyền đường sắt cao tốc Bắc Kinh – Thượng Hải dài 1.318Km, hành trình 5 giờ, tốc độ 300-350Km/giờ, Trung Quốc đầu tư hết 22,6 tỷ USD; như vậy, tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam nếu Trung Quốc đầu tư thi công giá thành chắc chắn chỉ xoay quanh con số 30 tỷ USD?
Trong khi đó căn cứ vào dự toán do tư vấn Nhật lập là 56 tỷ USD, nếu Trung Quốc bỏ vốn đầu tư toàn bộ, họ sẽ có lãi khoảng 25 tỷ USD, một khoản lãi vô cùng hấp dẫn. Bởi khi mà bỏ ra khoản chi phí trên 30 tỷ USD để làm con đường thì những người tham gia đã “được ăn, được nói, được gói”mang về rồi…Đấy cái tổ con chuồn chuồn là ở chỗ này đây.

Trong vụ này các nhà công nghiệp tàu cao tốc Tây Âu, tư vấn Nhật đã bị mượn danh; còn Quốc hội Việt Nam nếu bấm nút thông qua tức đã trở thành kẻ “ đập bụi cho người Trung Quốc ăn chồn “; " làm giá cho Trung Quốc xơi "... ?

Trong giải trình mới nhất, Chính phủ đã hé ra rằng Chính phủ chỉ bỏ ra 31 tỷ USD còn phần còn lại sẽ được các đối tác khác hỗ trợ chắc là họ đầu tư để làm từ thiện chắc? Đúng là giấu đầu hở đuôi?!

Thế thì tại sao những người tham gia lập dự án lại không ngửa bài ra như vụ bauxite Tây Nguyên, rằng TKV sẽ vay tiền của một ngân hàng Hồng Kông, khoảng 650 triệu USD để triển khai dự án này ?

Giương con bài công nghệ Nhật-Tây Âu chỉ là mẹo giương Đông kích Tây của các nhà lập dự án của Việt Nam. Nếu ngửa bài ra ngay là sẽ liên doanh với Trung Quốc, vay tiền Trung Quốc thì sẽ bị dị ứng giống như việc vụ bauxite và vụ cho thuê đất trồng rừng.

Đảm bảo nếu được Quốc hội bấm nút thông qua chủ trương, lúc đó cái đuôi Trung Quốc mới thòi ra. Vì biết tỏng điều này, biết mình bị lỡm, nên Nhật Bản ngửa bài ngay: Không có chuyện Nhật bản đầu tư cho vay, Nhật đời nào dại để cho Trung Quốc lỡm mình: cốc mò cò xơi. WB, EU cũng biết tỏng đây là trò “giương đông kích tây “, “ve sấu thoát xác” mà binh pháp Tôn Tử-Trung Quốc đã từng đúc kết.

Sở dĩ các nhà đầu tư Việt Nam nhắm vào ông bạn Trung Quốc là bởi Trung Quốc vừa đầu tư xây dựng xong một nhà máy đóng tàu cao tốc để trang lăp đặt cho tuyến Thượng Hải-Bắc Kinh trên 1000 km. Không nhẽ làm ra một nhà máy chỉ để sản xuất cho một đoạn đường, hiện Trung Quốc đang bí đầu ra và công ăn việc làm cho công nhân nhà máy này. Thôi thì không cách nào hay hơn là sang dụ dỗ Việt Nam làm tàu cao tốc đi, sẽ cho vay tiền, thậm chí cho công nhân sang thi công hộ… Việt nam chỉ việc ngồi trong phòng máy lạnh, chỉ sau một năm sẽ có tàu cao tốc đi. Tuyến Thượng Hải-Bắc Kinh Trung Quốc chỉ làm trong một năm là xong. Tuyến tàu cao tốc Hà Nội-Hồ Chí Minh nếu Trung Quốc thi công bằng tiền và công nhân Trung Quốc thì chỉ vài ba năm là xong. Xong rồi nha, các chú ký sổ nợ rồi nha, lúc đó Trung Quốc mới tính sổ với các chú. Lơ mơ chuyện gì trên Biển Đông là bác bóp dái các chú; chú cấm được kêu bởi các chú đang nợ bác 56 tỷ kia mà ?

Như vậy, để phục vụ cho ván cờ thật này, để có thể cho được ông Tướng thật này vào oi của mình, Trung Quốc đã và sẽ bật đèn xanh để cho hải quân VN tàu đánh cá của ngư dân Trung Quốc, Trung Quốc đưa tin là 30 chiếc bị hải quân nước ngoài bắt. Trung Quốc kỳ này cũng học Việt Nam trong cách xưng hô nói là bị nước lạ bắt mất tàu, 30 chiếc mà không kêu ca gì. Sao Trung Quốc lại nhũn như chi chi chi làm vậy…

http://thongtinberlin.de/thoisu/photo/NguyenPhuongNga.jpg

Về phía Việt Nam sắp tới thì chị Nguyễn Phương Nga sẽ lên tuyên bố bù lu bù loa lên án Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam mãnh mẽ hơn và sẽ thông tin cụ thể số tàu cá Trung Quốc, chứ không là tàu lạ đã bị hải quân Việt Nam trừng trị,bắt sống...

Tuyên bố như vậy để tỏ ra với bàn dân thiên hạ là Việt Nam đang chơi rắn với Trung Quốc đây. Còn phía Trung Quốc sẽ cho một số blogger lên mạng Hoàn Cầu dọa sẽ chọc tiết bọn Việt Nam tiểu bá; mặt khác bác Tôn Quốc Tường thì nhũn nhặn xoa tay đấu dịu và mang mấy chục triệu đồng đến nộp phạt để đưa tàu Trung Quốc về.

http://www.tuanvietnam.net/Library/Images/54/2009/10/daisu_tq23.jpg

Những động tác chơi rắn giả, đánh trận giả sắp tới của phía Việt Nam và nhũn nhặn xuống nước giả của các bác Trung Quốc nhằm tung hỏa mù dư luận: Rằng Việt Nam đang rắn với Trung Quốc, sằn sàng dắn mặt, ăn miếng trả miếng với Trung Quốc chứ không hèn, nhũn như chi chi chi nữa đâu. Phía nhũn như chi chi hèn bây giờ lại là phía Chính phủ Trung Quốc.

Tóm lại tất cả những động thái mang màu sắc đánh trận giả trên đều nhằm đạt mục đích để ra từ phía Trung Quốc: Nếu các chú Việt Nam chịu nôn ra đây 56 tỷ USD thì các chú có gọi các bác là chó, là lợn, là sài lang… hay là gì gì cũng đều không quan trọng.

Còn khi các chú đã theo ý ta, nếu các các chú muốn có tiền uống rượu hợp pháp, các bác sẽ xui mấy tàu đánh cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam để cho các chú bắt, các bác sẽ đưa tiền nộp phạt để cho các chú có tiền uống rượu. Lấy tiền xử phạt tàu Trung Quốc đem uống rượu thì oai vô cùng, thơm vô cùng ?!

Xe ôm là đám bám vào vỉa hè để kiếm sống, muốn sống được thì phải biết luồn lách, chụp giật, ỡm ờ…Do vậy nếu như Hai Xe Ôm tôi có “suy bụng ta ra bụng bò” điều gì đó chưa phải thì cũng mong bà con đại xá…

BBC News - In graphics: Eurozone in crisis

|

BBC News - In graphics: Eurozone in crisis


image showing national debt as a percentage. The UK is 68.1, Germany 73.2, Greece 115.1, Spain 53.2, France 77.6 and Ireland 64.

One of the main causes of the currency crisis in the eurozone is that virtually all countries involved have breached their own self-imposed rules.

Under the convergence criteria adopted as part of economic and monetary union, government debt must not exceed 60% of GDP at the end of the fiscal year. Likewise, the annual government deficit must not exceed 3% of GDP. However, as the maps show, only two of the 16 eurozone countries - Luxembourg and Finland - have managed to stick to both rules.

Overall, Greece is the worst offender, with debt at 115.1% of GDP and a deficit of 13.6% of GDP. But among the bigger economies, Italy's debt is even higher than Greece's as a percentage of GDP, while Spain's deficit is 11.2% of GDP. If the UK were in the eurozone, it would also fall foul of the criteria, with its debt now standing at 68.1% of GDP and its deficit at 11.5% of GDP.

Bauxite Việt Nam � Các rủi ro chính trị tại Việt Nam người đầu tư cần quan sát

|

Bauxite Việt Nam � Blog Archive � C�c rủi ro ch�nh trị tại Việt Nam người đầu tư cần quan s�t


Các rủi ro chính trị tại Việt Nam người đầu tư cần quan sát

John Ruwitch

(viết từ Hà Nội cho tập san Currencies)

Trần Ngọc Cư phỏng dịch

Phùng Liên Đoàn biên tập

HÀ NỘI, 24-5 (Reuters) = Việt Nam báo cáo chỉ số tăng trưởng kinh tế là 5,83% vào quí đầu năm nay; nhưng đối với các nhà đầu tư, thị trường mới phát triển này tại Đông Nam Á bị coi như là có nhiều rủi ro và thiếu minh bạch.

Loại bảo chứng cho tín dụng 5 năm phòng khi nhà nước không trả được nợ (VNGV5YUSAC=R) được mua bán trên sàn giao dịch với giá khảng 263 điểm (hay 2,63%). Như vậy là đắt hơn bảo chứng cùng loại của Nam Dương và Phi Luật Tân là 0.8%.

Sau đây tôi tóm tắt những rủi ro chính cần phải theo dõi tại Việt Nam.

1. Sự nhạy bén và tính minh bạch của Chính phủ

Vì không nhận trách nhiệm giải trình công khai mà lại dung túng một chế độ quan liêu nặng nề, Chính phủ Việt Nam đã không nhạy bén trong việc hoạch định và thi hành chính sách. Việc cải tổ kinh tế và tổ chức lại các xí nghiệp quốc doanh thiếu hiệu năng rất dễ bị phá hoại bởi các nhóm lợi ích bám rễ trong chính quyền và các thành phần thủ cựu chỉ quan tâm về an ninh của Đảng, đặc biệt trong những tháng trước Đại hội Đảng XI vào tháng Giêng 2011.

Các nhà phân tích thời cuộc cho rằng có lẽ việc hoạch định và thi hành chính sách đang bị tê liệt, bảo thủ đang tăng vì các phe phái và chính khách đang vận động địa vị trước ngày đại hội Đảng vào đầu năm 2011. Những thay đổi quan trọng về lãnh đạo và về chính sách thường diễn ra tại Đại hội Đảng, tổ chức 5 năm một lần. Các đảng bộ địa phương cũng tổ chức đại hội vùng vào năm nay.

Vào lúc Việt Nam tiếp tục tiến trình lâu dài hội nhập kinh tế thị trường, lô-gíc chính trị thường khuynh loát ý thức kinh tế. Điển hình là trường hợp dự thảo của Bộ Tài chính về việc kiểm soát giá cả được luân lưu vào cuối năm ngoái. Các chính phủ và doanh nghiệp quốc tế cho rằng đó là một bước thụt lùi và nhận xét rằng việc kiểm soát giá cả sẽ không có hiệu quả. Tuy vậy, vào cuối tháng Tư, Bộ này đã đưa ra văn thư bác bỏ các quan ngại trên, một chỉ dấu là Bộ sẽ xúc tiến luật kiểm soát giá cả như kế hoạch. Lý do vì sao vẫn chưa được biết rõ ràng.

Một vấn đề khác liên quan đến tính minh bạch là phẩm chất kém và dữ liệu kinh tế không đồng đều do Chính phủ công bố. Các nhà kinh tế cho rằng việc này có thể dẫn đến những tính toán sai lầm về hiện trạng kinh tế và vì thế làm mất lòng tin của giới đầu tư.

Ta cần quan sát:

- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khởi động một chương trình cắt giảm các thủ tục hành chính. Các nhà trực tiếp đầu tư nước ngoài đặc biệt đang theo dõi việc này sẽ diễn tiến ra sao.

- Giới đầu tư thường nêu thực trạng cơ sở hạ tầng yếu kém là một trong những trở ngại chính tại Việt Nam. Khả năng của Chính phủ trong việc điều hợp phát triển cơ sở hạ tầng nhanh chóng và nhạy bén là một vấn đề then chốt sau những hứa hẹn trợ gíúp phát triển ở mức kỷ lục.

Sự đàn áp đối lập ở mức cao điểm vào cuối năm ngoái và đầu năm nay là một sự kiện các nhà ngoại giao và phân tích thời sự phương Tây cho là những bản án đều có động cơ chính trị. Việc này có thể làm phương hại tới quan hệ với các đối tác thương mại chính yếu trong đó có Hoa Kỳ.

2. Chính sách hối đoái

Tỷ giá hối đoái cố định của Việt Nam thường xuyên tạo ra những sức ép kinh tế. Vào tháng Hai, ngân hàng trung ương đã giảm giá tờ Đồng của Việt Nam (VND) lần thứ tư kể từ giữa năm 2008 để giảm bớt sức ép tiền tệ, và bơm tiền vào hệ thống ngân hàng xuyên qua các hoạt động thị trường công khai. Từ đó, khoảng cách giữa các tỷ giá hối suất không chính thức và tỷ giá giữa các ngân hàng trong nước hầu như đã không còn nữa. Đây là một dấu hiệu sức ép đã được xả bớt và mức độ rủi ro đang giảm dần.

Chính phủ VN cũng dùng một loạt biện pháp khác nhằm giành lại khả năng kiểm soát thị trường tiền tệ. Ngân hàng trung ương cũng đã tỏ rõ quyết tâm giữ cho mức cung cầu ngoại tệ được quân bình.

Tuy vậy, vào tháng Ba, cơ quan Fitch đã đặt giá trị ngoại hối dài hạn và tiền tệ của VN một vào danh sách cần phải theo dõi. Fitch lý giải rằng người ta ít tin hơn vào tờ Đồng VN và Chính phủ đã thiếu minh bạch về các dữ liệu kinh tế. Vài kinh tế gia rất ngạc nhiên về thời điểm công bố của Fitch, vì các khó khăn tiền tệ của VN có vẻ đang giảm dần. Nhưng nhiều rủi ro vĩ mô vẫn còn tồn tại.

Những điều cần theo dõi:

- Những biện pháp Ngân hàng trung ương sử dụng để ngăn chặn lạm pháp và kiểm soát mức độ thâm thủng mậu dịch. Một số nhà phân tích dự kiến tờ Đồng VN còn tiếp tục mất giá từ từ trong năm 2010. Nhưng vào tháng Năm, sức ép giá cả đã giảm trong hai tháng liên tiếp nhờ giá thực phẩm giảm.

- Khoảng cách giữa hối suất đôla/đồng chợ đen và hối suất đôla/đồng sử dụng giữa các ngân hàng = một thước đo chủ yếu về sức ép trên tờ Đồng.

3. Tham nhũng

Tham nhũng tràn lan trong mọi bộ các ngành Chính phủ VN và là một trở ngại chính đối với đầu tư nước ngoài. Nhà cầm quyền thường xuyên lặp đi lặp lại lời cam kết sẽ thẳng tay chống tham nhũng và cũng đã khuyến khích báo đài lên tiếng tố giác tham nhũng. Nhưng những nỗ lực này đã bị xả xìu sau khi nhiều ký giả bị tống giam chỉ vì tường thuật những vụ tai tiếng lớn. Tiến bộ trong nỗ lực chống tham nhũng sẽ là yếu tố quyết định cho khả năng thu hút đầu tư dài hạn.

Điều cần theo dõi:

- Thứ hạng của Việt Nam trong bản xếp hạng tham nhũng so với quốc tế, [dựa vào bảng liệt kê hàng năm của Transparency International (TI) = tổ chức Minh Bạch Quốc Tế]. Một cải thiện đáng kể hay một tuột dốc trên bảng xếp hạng TI sẽ ảnh hưởng đến các dự án đầu tư dài hạn. Trên bản Chỉ số Tham nhũng năm 2009 của TI, Việt Nam giữ nguyên vị thứ trong năm 2008, đứng hạng 120 trong số 180 quốc gia.

4. Bất ổn xã hội

Tin về bất ổn xã hội cũng thường xuất hiện tại Việt Nam, đặc biệt là các cuộc đình công của công nhân, các cuộc phản đối và tranh chấp đất đai. Những việc này có thể liên quan đến điều mà người dân cho là những bất công kinh tế hay tham nhũng, mặc dù tôn giáo và chính trị cũng đóng một vai trò trong một số cuộc biểu tình gần đây. Nhưng hiện nay không có dấu hiệu nào là bất ổn xã hội có thể lan tràn, hoặc chế độ có nguy cơ bị thách thức từ dưới lên trên.

Những điều cần theo dõi:

- Bất cứ một dấu hiệu nào về một phong trào chống đối toàn quốc phát xuất từ các cuộc tranh chấp địa phương. Cho đến nay, việc này hầu như không có.

- Các cuộc tranh chấp lãnh hải trong Biển Đông. Đây là vấn đề đang sôi sục tại Việt Nam, nơi mà mối nghi ngại đối với Trung Quốc đang dâng cao. Bất cứ động thái nào của Trung Quốc nhằm xác lập chủ quyền trên các đảo đang tranh chấp trong Biển Đông, hay một hành động nào bị người dân cho là Chính phủ Việt Nam nhu nhược về vấn đề này, đều có thể làm hậu thuẫn rộng lớn cho các cuộc biểu tình.

- Vai trò của Giáo hội Công giáo. Người Công giáo thường thường biểu tình chống đối việc đất đai của Giáo hội bị Chính phủ tịch thu sau năm 1954. Mặc dù chính thức là tránh làm chính trị, Giáo hội Công giáo có khoảng 6 đến 7 triệu tín đồ tại Việt Nam và có tổ chức chu đáo. Một số Linh mục đã công khai lên tiếng về nhân quyền và dân chủ.

- Giá thương phẩm không ổn định. Gần đây có tin là nông dân trồng cà phê, sau khi bị thiệt hại vì các nhà thu mua cà phê sạt nghiệp, đã tràn đến phá nhà và cơ sở của các đại lý thu mua.

(Bài tiếng Việt do Trần Ngọc Cư dịch, Phùng Liên Đoàn biên tập)

Phụ lục

Nguyên văn tiếng Anh trên Currencies 24-5-2010

FACTBOX-Key political risks to watch in Vietnam

Mon May 24, 2010 6:38am EDT

By John Ruwitch

Currencies

HANOI, May 24 (Reuters) – Vietnam reported economic growth of 5.83 percent in the first quarter, but the southeast Asian frontier market is seen as risky and opaque for investors.

Sovereign 5-year credit default swaps VNGV5YUSAC=R are trading at a spread of around 263 basis points, or about 80 basis points higher than those of Indonesia and the Philippines.

Following is a summary of key risks to watch in Vietnam:

* GOVERNMENT EFFECTIVENESS AND TRANSPARENCY

Lack of accountability and burdensome bureaucracy impact the effectiveness of the government in formulating and implementing policy. Economic reform and the restructuring of inefficient state enterprises are vulnerable to being undermined by entrenched interests and conservative elements in government more focused on security, particularly in the months leading up to the Communist Party’s 11th National Congress next January.

Analysts say there may be a degree of policy paralysis, or enhanced conservatism, in the coming months as factions and players jockey for position ahead of the congress in early 2011. Important leadership and policy changes generally happen at Party congresses, held once every five years. Local party branches hold individual congresses this year.

As Vietnam continues to make its long transition to a market system, political logic sometimes still appears to trump economic sense, as in the case with a Finance Ministry draft circular on price controls floated late last year. Foreign governments and businesses said it was a step backward and noted that price controls do not work. At the end of April, however, the Ministry sent out a letter brushing such concerns aside in an apparent sign that it would move forward with the law as planned. It remains unclear exactly why.

A separate transparency-related problem is the low quality and uneven quantity of economic data that the government makes public. Economists say this could lead to miscalculations about the health of the economy, and damage investor sentiment.

What to watch:

– Prime Minister Nguyen Tan Dung has embarked on a plan to trim bureaucratic procedures, and foreign direct investors in particular will watch how that plays out.

– Investors often list poor infrastructure as one of Vietnam’s major barriers. The government’s ability to coordinate swift, efficient development in this area after pledges of record official development assistance is a key issue.

– A crackdown on dissent led to a spike in what Western diplomats and analysts saw as politically motivated court convictions late last year and early this year. This could dent relations with major trade partners including the United States.

* EXCHANGE RATE POLICY

Vietnam’s fixed exchange rate has frequently caused economic pressures to build. The central bank devalued the dong VND in February for the fourth time since mid-2008 to relieve pressure on the currency, and pumped money into the banking system through open market operations. Since then, the gap between unofficial and domestic interbank rates has basically been closed, a sign that pressure has been relieved and risk is abating.

The government has taken a series of other steps to regain control over the currency market, and the central bank has shown a determination to keep forex demand and supply in balance.

In March, however, Fitch put Vietnam’s long-term foreign and local currency ratings on negative watch. Fitch argued confidence in the currency was weakening and there was a lack of transparency on economic data. Some economists were puzzled by the timing of the Fitch move, given that currency problems seemed to be abating. But several macroeconomic risks remain.

What to watch:

– Steps taken by the central bank to curb inflation and bring the trade deficit under control. Some analysts expect a continued orderly weakening of the currency in 2010. In May, however, annual price pressures eased for the second month in a row as food prices eased.

– The gap between black market dollar/dong rates and interbank rates — a key gauge of pressure on the currency.

* CORRUPTION

Corruption is endemic in Vietnam at all levels of government and a major barrier to foreign investment. The authorities regularly reiterate a commitment to aggressively fighting corruption, and had encouraged the media to act as a watchdog, but these efforts lost steam after several journalists were detained for reporting on major scandals. Progress on graft will remain a key determinant of long-term investment attractiveness.

What to watch:

– Vietnam’s rank in corruption perceptions rankings. A strong improvement or decline would influence long-term investment. In Transparency International’s 2009 Corruption Perceptions Index, Vietnam’s score was unchanged from the previous year, giving it a ranking of 120 out of 180 countries.

* SOCIAL UNREST

Reports of social unrest periodically surface in Vietnam, in particular labour strikes, protests and land disputes. The actions may be linked to perceived economic injustices or corruption, although religion and politics have played a role in some recent demonstrations. There is no evidence for now that widespread unrest is likely, or that there is any imminent risk of the regime being challenged from below.

What to watch:

– Any sign that a broader national protest movement is emerging out of local disputes. So far, this seems unlikely.

– Territorial disputes in the South China Sea. This issue is highly charged in Vietnam, where suspicion of China runs high. Any move by China to assert sovereignty over disputed islands in the South China Sea, or perceived weakness by Vietnam on this issue, could galvanise broad-based support for demonstrations.

– The role of the Catholic church. Catholics have engaged in periodic protests over church land taken over by the government after 1954. The Catholic Church, while officially shunning involvement in politics, has 6-7 million followers in Vietnam and is well organised. Some priests have been outspoken about human rights and democracy.

– Volatile commodity prices. Reports have emerged of coffee farmers who made losses when bean distributors went broke this spring ransacking their buying agents’ homes and businesses. (Editing by Andrew Marshall)

Currencies

Bauxite Việt Nam � Thôi đi, 16 chữ xoa đầu

|

Bauxite Việt Nam � Blog Archive � Th�i đi, 16 chữ xoa đầu!


Nhân ngày sinh lần thứ 120 Chủ tịch Hồ Chí Minh:

Thôi đi, 16 chữ xoa đầu!

Thái Hữu Tình

Bác V. là cán bộ văn phòng Tỉnh ủy, về hưu đã mấy năm nay. Được con cháu hướng dẫn sử dụng máy vi tính, bác mê lắm. Mỗi ngày bác dành vài giờ đồng hồ đọc các báo mạng, trao đổi thư từ. Nhờ trời, chịu học, bác cũng đọc được tiếng Anh tàm tạm.

Một hôm, theo một đường link bác tóm được một bức tranh “cực kỳ”! Đó là kiệt tác “Famous People Painting “Discussing the Divine Comedy with Dante” . Bức tranh phải nói là đẹp và hoành tráng. Ánh sáng, màu sắc lung linh, sang trọng, pha chút huyền bí, thiêng liêng. Hơn trăm con người trong tranh nổi lên như thật, người nào cũng sinh động. Mà giá trị nhất ở chỗ đây toàn là những nhân vật nổi tiếng nhất của nhân loại, từ cổ chí kim, tốt có, xấu có, tụ hội về đây như một “đại hội đại biểu” của toàn thể nhân quần vậy.

Bức tranh "Discussing the Divine Comedy with Dante"

Bức tranh "Discussing the Divine Comedy with Dante"

Thoáng nhìn dễ nhận ra ngay bác Mao ngồi ở bàn giữa tươi cười với tẩu thuốc trên tay, gần đấy là Lincoln, Các Mác, là Stalin với bộ tóc bộ râu không lẫn vào đâu được. Trên cao, góc trái là Lênin đang giơ tay chỉ lối, gần đấy là Hitler với cái mũi khoằm và mái tóc vạt chéo trước trán, nhưng lại có ai như Quan Công cầm thanh long đao, ai như vua bóng đá Pê lê nữa này… Phi đen, Chê-ghê-va-ra, Yasser Arafat thì trộn vào đâu cho lẫn?

Tất nhiên rất nhiều nhân vật bác chỉ thấy quen quen, nhiều nhân vật còn lạ với bác. Nhưng may quá, khi online, di con chuột đến đâu là tên nhân vật hiện ra đến đấy, bấm chuột một cái là hiện ra một trang tiểu sử của nhân vật. Cứ thế bác khám phá tiếp từng nhân vật trong tranh.

Chợt bác sực tỉnh, phải tìm Bác Hồ, xem Bác nhà mình đang ở chỗ nào? Chắc ngồi cạnh bác Mao? Không. Tìm quanh Mác, Lênin, Stalin, không thấy. Tìm trên cao, không thấy. Tìm hàng dưới cùng, nơi Putin ngồi bệt cạnh Pê lê, cũng không thấy.

Vô lý! Bác V. rà soát lại một lượt, thật kỹ, từ đầu đến cuối đủ 103 nhân vật, vẫn không thấy Bác Hồ của chúng ta đâu cả!

Sao lại bỏ sót được? Họ vẽ cả những nhân vật cỡ “tàng tàng” như Lôi Phong, như nhà đấm bốc Tyson, như mẹ Teresa, như ca sĩ Elvis Presley… Có cả những tội nhân xấu xa của nhân loại như Hitler, Saddam Hussein, thậm chí có cả con cừu Doli…, mà sao họ quên Bác nhà mình được hè?

Với một chút mất bình tĩnh, bác truy tìm tác giả bức tranh, chắc tác giả là những “thằng Tây” bên Âu Mỹ xa xôi nên coi nhẹ vùng Á Đông? Chắc họ vẽ vội vàng nên bỏ sót chăng?

Theo chỉ dẫn, bác tìm ngay ra tác giả bức tranh chẳng mấy khó khăn. Đó là 3 nghệ nhân, ba họa sĩ, ba cán bộ của Trung Quốc: một Dai Dudu – Viện phó Viện Nghệ thuật Liêu Ninh; rồi một họa sĩ sơn dầu Li Tiezi; và một Zhang Anjun – họa sĩ sơn dầu kiêm Chủ tịch Hội Nghệ sĩ trẻ. Lạ hè? Ba nghệ sĩ Trung Quốc, loại có tầm cỡ sao lại không biết Bác Hồ hè? Mà vẽ trong 10 tháng , thừa thời gian để soát đi soát lại chứ vội vã gì đâu? Ba nhân vât nho nhỏ đứng ở góc bên phải phía trên chính là chân dung ba tác giả ấy tự họa.

*

Từ đấy nhiều đêm bác V, không ngủ, cố giải thích cho ra điều ẩn khuất trong bức tranh rất đẹp kia. Bác Hồ chẳng những là anh hùng cứu quốc của dân Việt Nam mà còn là “danh nhân văn hóa kiệt xuất” của cả nhân loại này mà họ quên được à? Mà xa xôi gì, Việt Nam “núi liền núi sông liền sông, chung một biển Đông, mối tình hữu nghị sáng như rạng đông”? Bác nhà mình đã từng làm rể Trung Quốc, đã khởi nghiệp Cách mạng và lui tới Trung Quốc như người nhà, Bác mình đã được Bác Mao ca ngợi bằng câu đối có một không hai (Chí khí tráng sơn hà, Nam Bắc anh hùng duy hữu nhất * / Minh tinh thùy vũ trụ, Á Âu hào kiệt thị vô song). Bác Hồ có khác gì Bác Mao (Bác Mao nào ở đâu xa / Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao). Bác Mao đang ngồi ngay chính giữa đây, Bác Hồ ở nơi nao?

Thôi được, những chuyện cũ xa xôi cứ cho là quên đi, nhưng16 chữ vàng mới toanh sờ sờ ra đó : Lân cư hữu nghị , Toàn diện hợp tác , Trường kỳ ổn định , Tiến nhi vị lai (鄰居有誼 , 全面合作 , 長期穩定 , 进而未來). Rồi quan hệ Tứ hảo nữa “láng giềng tốt, bạn bè tốt, chiến hữu tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”!

Thử hỏi có nước nào trên thế giới thân thiết được với Trung Quốc hơn thế nữa không? Các họa sĩ Trung Quốc nhớ đến tất cả thế giới, nhớ cả kẻ thù, sao chỉ quên mỗi người láng giềng thân thiết như môi với răng? (Làm sao răng lại quên môi?), Bác Hồ thì cả thế giới còn phải nhớ, sao “thằng bạn láng giềng 4 tốt” lại quên Bác được?

Rồi bác liên hệ với những sự kiện đang vang vang trên báo chí, về thái độ bành trướng, kẻ cả, tranh chấp của Trung Quốc với ta trên biển đảo, trên biên giới, về đường lưỡi bò liếm trọn biển Đông, về mưu đồ khai thác tài nguyên và thuê đất rừng đầu nguồn, húc chìm tàu của ta, cho báo chí đưa tin sẽ dùng vũ lực đối với Việt Nam, đè bẹp Việt Nam sau 31 ngày… Thảo nào, báo chí đã kết luận “16 chữ” chỉ là sự tử tế ngoài miệng. Ngôn ngữ ngoại giao bịp bợm để hành động bành trướng ngày một sâu.

Vậy 16 chữ ấy đâu phải chữ “vàng”? Chỉ là vàng giả, vàng mạ, vàng mã, vàng ma… Mỗi lời ngọt ngào là một đợt xâm lấn, chèn ép. Vậy họ nói mặc họ, sao tự mình lại xưng tụng mấy chữ khốn ấy làm gì? Thôi đi, 16 chữ… vàng ma!

Trở lại nỗi ấm ức về bức tranh, bác yên tâm rằng vì họ ghét mình nên họ không vẽ Bác Hồ. Không vẽ Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, không vẽ danh tướng Võ Nguyên Giáp… cũng vì các anh hùng của ta chống Tàu hay không phục Tàu thôi. Tóm lại, nguyên do vì hai nước đang mâu thuẫn nhau nên họ ghét. Nhưng thói đời thế cũng là thường, mình không thèm nói theo nữa là được!

Nhưng thói quen suy nghĩ đã không cho bác yên tâm với cách giải thích ấy. Họ không vẽ một danh nhân nào của Việt Nam vì các danh nhân các anh hùng của ta đều chống Tàu ư ? Giải thích ấy đúng với Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Quang Trung… nhưng không đúng với Bác Hồ. Trái lại, Bác chính là biểu tượng hữu nghị thân thiết Việt-Trung kia mà? Thế thì vì sao? Đây là tác phẩm nghệ thuật của ba nghệ sĩ trưng ra với thế giới nghệ thuật, đầu phải một hành vi chính trị nhằm vào Việt Nam mà gán cho họ âm mưu? Họ vẽ theo nhận thức tự nhiên của họ, vì thế mà đáng tin.

Bác V. trằn trọc, không giải thích được. Bỗng hôm nay, đọc bài dịch của Gs Vũ Cao Đàm về một bài báo của người Trung Quốc, thấy họ gọi Việt Nam là bọn oắt tì , nước lỏi con , một nước vô liêm sỉ , tiểu nhân bỉ ổi không biết xấu hổ…”, bác như chợt ngộ ra điều gì. Những chữ ấy không biểu hiện sự GHÉT, mà biểu hiện sự KHINH mới đúng ! Đúng rồi, họ GHÉT thì ít mà KHINH thì nhiều. Bác V. nhớ lại một số bài báo đã vạch rõ thâm tâm của Tàu chỉ coi Việt Nam như một QUẬN HUYỆN của họ, một thứ quận huyện mọi rợ, kém phát triển, hèn nhát, vô liêm sỉ. Một đàn bị khinh thì con đầu đàn có gì đáng trọng?

Việc họ ban 16 chữ rất kêu cho một “bọn oắt tì”, một “nước lỏi con” thì đấy là gì nếu không phải là cái xoa đầu của người lớn đối với một đứa trẻ con dại dột nhưng ưa phỉnh? Nếu ta không biết phản đối 16 chữ xoa đầu láo xược, coi dân tộc ta như con nít như thế, mà còn khúm núm nâng bàn tay của kẻ xoa đầu ta [bằng hai tay mình như ông HTH – BVN], còn tôn đây là lời “vàng” thì dân tộc không để đâu hết nhục! Bảo đây là đấu pháp “mềm” , thì mềm với vô sỉ còn khác nhau ở chỗ nào? Khổ thế, cứ như vậy bác V. tự dằn vặt mình, không sao ngủ được. Cứ như cá nhân mình bị sỉ nhục. Vì trong huyết quản của bác vẫn còn một dư lượng hóa chất chống ngủ: Tự trọng !

Cổ nhân có câu : Ta tự trọng thì người sẽ trọng ta, ta tự khinh thì người sẽ khinh ta! Thà bị người GHÉT, chứ không chịu để người KHINH. Bác V. lẩm nhẩm một mình: Hãy cảm ơn kẻ đã khinh ta, lời khinh chưa chắc đã đúng, nhưng họ cho ta một dịp đo lại tầm vóc thật của mình.

THT (ghi chép)

HC Mạng Bauxite Việt Nam biên tập

History of Economics

|

Bauxite Việt Nam - Nợ Chính phủ đang tăng cao

|

Bauxite Việt Nam � Blog Archive � Nợ Ch�nh phủ đang tăng cao


Theo Vneconomy

Cuối năm 2010, nợ chính phủ sẽ chiếm 44,6% GDP, do điều chỉnh tăng bội chi ngân sách lên trên 5% GDP (năm 2009 là 6,9% GDP và năm 2010 là 6,2% GDP), cùng với việc tăng phát hành trái phiếu Chính phủ (trong hai năm 2009 và 2010 là 120.000 tỷ đồng).

Dư nợ Chính phủ đang tăng cao. Ảnh: SGTT

Dư nợ Chính phủ đang tăng cao. Ảnh: SGTT

Ủy ban Tài chính – Ngân sách đã đưa ra cảnh báo này khi đánh giá tình hình thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2009 và những tháng đầu năm 2010 tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 7/5.

Những con số được dẫn trong báo cáo cho thấy nợ Chính phủ đang tăng cao: từ 33,8% GDP năm 2007 đến năm 2008 là 36,2%GDP và năm 2009 chiếm 41,9%GDP. Cuối năm 2010 nợ Chính phủ sẽ chiếm 44,6% GDP.

Báo cáo thẩm tra cũng cho rằng, khi mức dư nợ Chính phủ và nợ quốc gia tăng sát mức trần cho phép, điều hành ngân sách và đảm bảo an ninh tài chính trong năm 2010 sẽ gặp nhiều khó khăn hơn năm 2009 và phải vay với lãi suất cao, dẫn tới an ninh tài chính quốc gia đứng trước khó khăn cho các năm sau.

Mức dư nợ Chính phủ và dư nợ quốc gia ở mức cao nhưng vẫn giữ mức bội chi ngân sách 6,9%GDP là chưa hợp lý, là một hạn chế trong điều hành ngân sách Nhà nước năm 2009.

Do vậy, mục tiêu cơ cấu lại ngân sách, giảm bội chi ngân sách, tăng cường trả nợ là nhiệm vụ cấp thiết cần được chú trọng trong các năm tới.


Why Greece’s Debt Drama Is Driving Market Volatility

http://personal.fidelity.com/products/funds/content/pdf/why_greece_debt_drama.pdf

"Dân tộc không có sông Ngân"

|

GS. Cao Huy Thuần: "D�n tộc kh�ng c�s�ng Ng�n"


GS. Cao Huy Thuần: "Dân tộc không có sông Ngân"

Đã gọi là dân tộc, sao còn phân biệt ngoài với trong? Sao còn chia năm xẻ bảy hạng người Việt này với hạng người Việt khác?...Hòa hợp dân tộc không phải là hòa giải giữa trong với ngoài. Đó là hòa hợp giữa dân với Đảng, giữa Đảng với dân. - GS. Cao Huy Thuần.

>> Ba mươi lăm năm Hòa hợp để Yêu thương

Thành phần thứ ba xứng đáng được lịch sử thắp cho nó một cây nhang

- Tuần Việt Nam: Thưa ông, mai là ngày 30 tháng 4, kỷ niệm ngày chấm dứt chiến tranh, thống nhất đất nước, Tuần Việt Nam muốn chuyện trò với ông về chủ đề "hòa hợp dân tộc". Trước 1975, ông được biết như là một người có tiếng nói đáng để ý trong khuynh hướng hòa giải hòa hợp dân tộc; ông có thể nói vài lời về khuynh hướng đó, về lịch sử sinh thành ra nó?

GS. Cao Huy Thuần: Trước 1975 hay sau 1975, lúc nào tôi cũng chỉ là một người theo đạo Phật, không đại diện cho ai và cũng không phải là thành phần của một khuynh hướng chính trị nào. Tôi chỉ nói lên những gì mà tôi nghĩ là đúng với đạo Phật, và nếu có ai muốn tìm hiểu về Phật giáo thì tôi có thể góp ý, thế thôi.

- Nhưng, cụ thể hơn nữa, ông được biết đến, trước 1975, như là một tiếng nói đáng để ý trong "thành phần thứ ba", thành phần chủ trương hòa hợp hòa giải.

Tôi chưa bao giờ tự nhận mình như thế, và nếu có ai nói về tôi như thế thì họ cứ nói và tôi cứ cười. Xin trả lời như vậy là đủ về cá nhân tôi.

GS. Cao Huy Thuần. Ảnh: Lan Đào

Còn về "thành phần thứ ba" và "hòa giải hòa hợp dân tộc", tôi có thể trả lời như một người nghiên cứu. Đứng về mặt nghiên cứu, đây là đề tài rất lý thú cho bất cứ ai nghiên cứu về chiến tranh, chiến tranh Việt Nam cũng như mọi chiến tranh khác, bởi vì ở đâu có chiến tranh, hơn thế nữa, ở đâu có chính trị, ở đấy có thành phần thứ ba, dưới dạng này hoặc dạng khác.

Riêng về chiến tranh Việt Nam, các giới nghiên cứu quốc tế đang có khuynh hướng chú trọng đến những diễn tiến đưa đến thương thuyết để chấm dứt chiến tranh. Trong chiều hướng đó, một hội thảo quốc tế về hiệp định Paris 1973 đã được tổ chức tại Đại Học Paris I, vào tháng 5/2008, với sự tham gia tích cực của nhiều chuyên viên Việt Nam đến từ Hà Nội. Thành phần thứ ba là điểm độc đáo nhất, mới lạ nhất, đáng nói nhất, của hiệp định 1973. Nó đã chết non cùng với hiệp định này, nhưng không phải vì vậy mà nó mất cái bài vị của nó trên bàn thờ lịch sử.

- Đây là đề tài chưa được giới nghiên cứu trong nước thảo luận...

Thành phần thứ ba xứng đáng được lịch sử thắp cho nó một cây nhang, như ông Võ Văn Kiệt đã thắp trong một bài viết ở cuối đời. Ông cựu thủ tướng ấy là người đã có lòng thắp nhang cho một nấm mồ vô chủ. Không ai viết tên trên đài chiến sĩ vô danh, cho nên chủ nhân của nấm mồ vô chủ ấy có thể tự nhận mình như chiến sĩ vô danh của hòa giải hòa hợp dân tộc.

- Người chiến sĩ ấy vô danh nhưng có cha đẻ là hữu danh? Bởi vì cha đẻ là hiệp định 1973!

Hiệp định 1973 không phải là cha đẻ mà chỉ là người làm giấy khai sinh. Ai cũng biết, chiến tranh Việt Nam kéo dài cho đến Tết Mậu Thân 1968 thì nhà cầm quyền Mỹ vấp hai phản ứng quyết liệt: phản ứng chính trị đến từ nội bộ; phản ứng quân sự đến từ chiến trường. Đánh mà biết không thắng, tình hình đó tất phải đưa đến thương thuyết. Cái bánh không ăn hết được, tất phải bẻ hai.

Buổi sáng ngày 13/5/1968, cũng như bao nhiêu bạn bè người Pháp và người Việt, tôi đứng chờ hàng giờ trên đường phố dẫn đến hội trường Kléber, nơi bốn phái đoàn họp lần đầu để thương thuyết, và đã cảm động đến ứa nước mắt khi bốn chiếc xe với bốn lá cờ được hộ tống oai nghiêm đến phòng hội nghị. Bốn lá cờ: Mỹ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Chính Phủ Cách Mạng Miền Nam, Việt Nam Cộng Hòa. Tôi ứa nước mắt vì nghĩ mình sắp được trở về quê hương thanh bình. Lầm to! Thương thuyết kéo dài 5 năm! Năm năm đằng đẵng! Nín thở cho đến 1973 hai lá phổi mới nhận lại không khí. Hiệp định Paris ngưng chiến tranh Việt Nam được bốn bên ký vào ngày 27/1 năm ấy. Chiều ngày 27, tôi lại ứa nước mắt lần nữa khi ngồi một mình trong công viên Montsouris nhìn mấy con vịt bơi trong hồ. Tôi thầm nói với vịt: từ giã mày nhé! Lại lầm to! Hiệp định bị chiến sự xé toạc! Vừa khai sinh đã chết yểu!

- Ai xé?

Chiến sự. Giá như những người cầm quyền Việt Nam Cộng Hòa hồi đó khôn ngoan, không chừng họ còn đất sống. Nhưng Việt Nam Cộng Hòa, từ ông Diệm đến ông Thiệu, chưa bao giờ được cai trị bởi những người khôn ngoan, chừng mực. Ông Diệm tham ăn tôn giáo. Ông Thiệu tham ăn hết cả cái bánh tuy hàm răng của Mỹ không còn. Nạn nhân của ông là tất cả những ai bị ông đẩy vào chiến tranh khi chiến tranh trong tay ông đã hết phù phép. Ông nhìn không xa hơn cái mũi. Và mũi ông là cái cò súng, tuy hết đạn viện trợ. Hiệp định Paris 1973 là cơ hội ngàn năm một thuở để ông Thiệu cứu ông và cứu dân tộc. Để ông cùng với dân tộc đi vào hòa bình khi chính ông đã bị Mỹ bỏ rơi. Nhưng ông ấy nghĩ: đi vào hòa bình là đi vào tử lộ. Ông sợ nhiều thứ mà sợ nhất là "thành phần thứ ba"!

Hiệp định 1973 nói rõ: chấm dứt chiến sự; người Mỹ rút lui; thành lập một hội đồng hòa giải hòa hợp dân tộc để người Việt giải quyết vấn đề của người Việt; hội đồng sẽ tổ chức bầu cử tự do ở miền Nam và gồm ba thành phần bình đẳng với nhau: chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, chính phủ cách mạng miền Nam, thành thần thứ ba. Thành phần thứ ba là ai? Chưa biết. Nhưng chưa biết mà ông Thiệu đã sợ. Ông sợ, vì ông chỉ có súng mà không có dân. Súng của ông bắn vào địch cũng có mà bắn vào dân cũng nhiều. Hết chiến tranh, hết súng. Hết ngoại thuộc. Hết chỗ dựa. Ông sống với ai, ai bầu cho ông? Trong chiến tranh, ông chọi một, mà đã chọi không nổi. Bây giờ mất súng mà còn phải chọi hai, sức đâu? Cho nên tay ông ký, vì bị Mỹ ép, mà bụng ông đã mở cờ xé chữ ký khi mực chưa khô.

Chẳng có ai là cha đẻ của thành phần thứ ba cả. Thành phần thứ ba không có cha. Họ chỉ có mẹ. Họ tuyên bố: mẹ của họ tên là Việt Nam. Cho nên tên của họ cũng là Việt Nam. Họ gọi mẹ thống thiết: Mẹ Việt Nam! Mẹ Việt Nam! Họ làm thơ tặng Mẹ. Họ hát tặng Mẹ. Họ vào tù vì Mẹ. Họ tuyệt thực. Họ ăn lựu đạn cay. Tất cả chỉ vì một bà mẹ mà họ thấy rách nát đạn bom. Muốn tìm họ ở đâu lúc đó không khó: chỉ cần nghe ở đâu có tiếng gọi mẹ. Tiếng ấy thốt ra từ 1964. Từ 1964.

Mẹ chẳng biết trong những đứa con bà
Đứa nào là quốc gia đứa nào là cộng sản
Mẹ chỉ biết những buổi chiều rất tím
Và máu thằng anh cũng đỏ như máu thằng em.

- Có một nhận định khác, nói như thế này: khi ký hiệp định 1973, ông Thiệu nghĩ mình cũng có trong tay một "thành phần thứ ba" nào đó sẽ theo mình vì sợ cộng sản. Nhận định đó có cơ sở không?

Bất cứ người nghiên cứu nào về những "lực lượng ở giữa" trong bất cứ hoàn cảnh chính trị ở bất cứ nước nào đều biết rằng những lực lượng đó chỉ có thể đứng trên một trong hai vị thế sau: hoặc như một khối độc lập ở giữa, hoặc phân ra làm hai cánh, một cánh nghiêng theo phe tả, một cánh nghiêng theo phe hữu. Đại diện mô hình thứ nhất là chính trị nước Pháp sau Cách Mạng 1789. Phe cách mạng và phe phản cách mạng không ai hạ được ai lâu dài, cho nên, trừ vài khoảng thời gian rất ngắn, sức nặng chính trị quy vào những thành phần ở giữa. Đại diện mô hình thứ hai là chính trị nước Anh. Hai đảng, và chỉ hai đảng, hút vào hai cực như nam châm, các khuynh hướng ở giữa không có đất cắm dùi.

Tình hình năm 1973 ở miền Nam thiên về mô hình thứ hai tuy đồng minh của cánh hữu càng ngày càng mất nhuệ khí và mất dân. Dù vậy, ở giữa vẫn không phải là một khối đồng nhất, vẫn là hai nửa xa lạ nhau trên câu hỏi căn bản: Anh muốn chiến tranh hay anh muốn hòa bình? Anh muốn ngoại thuộc hay anh muốn tự trị? Mậu Thân đào thêm hố chia rẽ giữa hai nửa với nhau, anh bên phải cười anh bên trái là ngây thơ. Bởi vậy, giá như hiệp định 1973 được thi hành, vấn đề cử ai đại diện cho thành phần thứ ba vào Hội đồng hòa giải hòa hợp dân tộc đủ để gây bão táp phong ba mới. Bản thân tôi đã thấy trước gay cấn đó từ 1964 vì tai đã nghe:

Chính chúng ta phải có mọi quyền
Quyết chối từ chém giết anh em
Chính chúng ta phải nói Hòa Bình
Đứng lên đòi thống nhất anh em.

"Thành phần thứ ba ngây thơ" đã thai nghén từ dạo ấy, từ Huế, từ sinh viên của trường đại học trẻ trung ấy, từ tiếng thơ ấy, từ tiếng lòng trong trắng ấy, từ miệng của những đứa trẻ mồ côi ấy gọi mẹ. Bởi vậy, thành phần thứ ba vừa có vừa không. Có trong lương tâm của mọi người Việt Nam. Không, như một thực thể chính trị. Nói tôi là thành phần thứ ba, tôi cười, vì tôi vừa không vừa có.

- Ông không xem chính phủ Dương Văn Minh thành lập ở Sài Gòn vào những ngày tận cùng của chiến tranh là hiện thực chính trị, dù chớp nhoáng, của thành phần thứ ba?

Thành phần thứ ba chỉ hiện hữu khi nó là không. Biến không thành có vào lúc ấy là chuyện lấy mây vá trời.

Dân tộc là một, không có bên ngoài với bên trong!

- Trở về hiện tại, ông quan niệm thế nào về hòa hợp dân tộc hiện nay? Ông đánh giá thế nào về những cố gắng của Nhà nước để gây hòa hợp với người Việt ở nước ngoài? Mẹ Việt Nam giờ đây không còn rách nát nữa mà hùng dũng đứng lên với thế giới. Tiếng gọi bây giờ không phải là con gọi mẹ nữa mà là mẹ gọi con. Con có nghe mẹ gọi chăng?

Cả hai đang gọi nhau và cả hai cần thông cảm với nhau. Trong nhiều tích xưa, kẻ thắng thường kính trọng những kẻ bại trượng phu, và đã là trượng phu với nhau thì không có ai thắng ai bại trên lĩnh vực khí phách. Cũng trong tinh thần trượng phu ấy, kẻ thắng thường biết hạ mình. Hạ mình để được người. Đó là vương đạo. Hãy bằng vương đạo mà hòa hợp, mà nghe nhau. Và nghe với tình cảm, chứ không phải chỉ nghe vì lợi ích vật chất.

"Việt kiều" mua nhà được không, đó là lợi ích vật chất. Lợi ích đó cũng quan trọng lắm, nhưng đó vẫn chưa phải là hòa hợp dân tộc. Nhà nước đã làm được rất nhiều chuyện trên lĩnh vực lợi ích vật chất, nhưng tại sao tâm lý chung vẫn là, nói như thơ Xuân Diệu, "lại gần nữa thế vẫn còn xa lắm"? Tại vì vấn đề không phải là lợi ích vật chất, và càng đắn đo suy tính chi ly trên từng lợi ích như vậy năm này qua năm khác, càng chứng tỏ tình cảm mẹ con thiếu vắng đậm đà.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, phân biệt dân tộc ra kẻ ở bên trong với kẻ ở bên ngoài, kẻ nắm một hộ chiếu hay hai ba hộ chiếu, dần dần mất tính chính xác và tính chiến lược. Chưa kể mất luôn tình cảm. Ta thường hay chép miệng so sánh ta với người Hoa. Sao cộng đồng người ta như thế mà cộng đồng của mình như thế? So sánh sao được! Hồi Tưởng Giới Thạch "mất nước", ông đâu có phi thân qua Mỹ? Người Hoa trên thế giới đâu có phải là sản phẩm xuất khẩu của đại thắng 1949?

Đừng nói tình tự dân tộc của người Việt thua người Hoa! Người Việt có những vấn đề mà người Hoa không có vì hoàn cảnh của họ không giống người Hoa! Người Hoa thuận lợi trong mối gắn bó của họ với đất mẹ vì họ cùng nhục cùng vinh với người cầm quyền trên đất ấy. Cái nhục mà họ đã nuốt là cái nhục mà Mao, mà Đặng đã cùng nuốt, cái nhục bị Tây phương xẻ thịt. Cái vinh mà họ hưởng là cái vinh mà Giang, mà Hồ đã mang lại cho họ, cái vinh của một nước bá vương.

Lịch sử sau lưng họ không phải là chiếc thuyền nan mà là tấm biển nơi công viên "cấm chó và người da vàng". Lịch sử trước mắt họ không phải là dấu hỏi cô đơn trên trang giấy trắng mà là thảm đỏ mênh mông trải khắp địa cầu, trải đến đâu Vạn lý trường thành lan ra đến đấy. Họ không có vết thương rỉ máu nên không cần thở than với thuốc dán con rắn. Họ béo tốt, phương phi vì nhận được sâm nhung bổ thận cùng với thế vận hội, phi thuyền do thám cung trăng, thế giới chia hai với Mỹ. Hoàn cảnh họ khác ta, làm sao so sánh được! Cái gì mà mẹ con ta phải học được nơi họ là mối san sẻ cùng vinh cùng nhục với người cầm quyền. Vinh nhục của một dân tộc mới là chuyện đáng nói; mấy cái lợi ích vật chất bèo bọt kia thấm béo gì!

Lãnh đạo hợp lòng dân, ấy là hoà hợp!

- Vậy hòa hợp dân tộc phải quan niệm một cách khác? Cách gì?

Dân tộc là một, không có bên ngoài với bên trong. Khi nghe tin ngư phủ của ta bị "tàu lạ" bắt giữ trong chính biên giới lãnh hải của ta, máu của bên trong có nóng hơn máu của bên ngoài chăng? Vinh nhục có khác nhau chăng? Có cần hòa giải hòa hợp để cùng chung phẫn uất chăng? Khi mới đây tỉnh Quảng Trị làm lễ cầu siêu cho binh sĩ tử trận trong những cuộc chiến kinh hoàng xóa nát cả thành phố, có bên nào, trong hay ngoài, đặt vấn đề chỉ tụng kinh gõ mõ cho quân phục này hay quân phục kia chăng? Có ai không thấy dân tộc hiện nguyên hình là một chăng? Đâu là trong đâu là ngoài khi chạm đến thiêng liêng? Ai dám nói Tổ Quốc không là thiêng liêng đối với đồng bào ta ở Mỹ?

- Để vấn đề được thông suốt, tôi xin đưa ra một giả dụ, tất nhiên chỉ là một giả dụ. Giả dụ Nhà nước ta tuyển mộ chí nguyện quân để bảo vệ chủ quyền của ta trên các hải đảo, và giả dụ các chiến sĩ cũ của Sài Gòn trước đây xung phong tòng quân: họ chấp nhận vui vẻ chiến đấu dưới lá cờ "mới"?

Để vấn đề được thông suốt, tôi cũng nới rộng chuyện thêm. Đây là chuyện của nước Pháp, một biến cố thú vị trong lịch sử Pháp. Năm 1870, Napoléon III thất trận ở Sedan, bị Đức cầm tù cùng với 83.000 tù binh. "Nàng ơi, quân ta thua, ta bị cầm tù", vua đánh điện về cho hoàng hậu vỏn vẹn mấy chữ ngắn gọn như vậy. Và ngắn gọn, Quốc hội truất phế vua, chấm dứt Đế Chế, tái lập Cộng Hòa, bầu lên chính phủ lâm thời để tiếp tục chiến tranh.

Nhưng Pháp kiệt quệ quá rồi trước binh lực của Bismarck, cầm cự được ba tháng thì phải xin thương thuyết. Bismarck tuyên bố chỉ thương thuyết với một chính phủ thực sự đại diện thôi; yêu sách đó buộc Pháp phải bầu lại một Quốc hội mới. Quốc hội mới được bầu lên, phe quân chủ đa số. Từ ngoại quốc, công tước Chambord chuẩn bị về nước để lên ngôi. Nước Pháp lại sắp có tân vương, tái lập quân chủ. Nghi lễ đã trù liệu hẳn hoi, áo mão xe ngựa đã đâu vào đấy tề chỉnh. Bỗng, đến phút cuối, ngài công tước gửi một thông điệp đến Quốc hội đòi triệt hạ cờ tam tài, trương cờ trắng lên: cờ trắng là cờ của vua, cờ của ngài. Ngài viết: "Cờ ấy đã phất phới trên nôi của Ta, Ta muốn cũng cờ ấy che bóng cho Ta trên mồ". Nghe vừa hào hùng, vừa lãng mạn. Nhưng ngay cả những dân biểu quân chủ chính thống nhất trong Quốc hội cũng lắc đầu trước thái độ hào hùng lỗi thời ấy.

Lá cờ tam tài của Cách Mạng 1789 đã trở thành chính đáng, đã nhuốm máu của dân quân hy sinh trên khắp chiến trường, đã trở thành lá cờ của dân tộc. Huống hồ, cờ trắng là cờ riêng của các vua ngày trước, chỉ chính thức là cờ của nước Pháp trong khoảng thời gian 15 năm, thời quân chủ phục hồi 1815-1830. Trước Cách mạng, nước Pháp không có cờ chính thức, cờ trắng chỉ là biểu hiệu của vua, vua đi đâu cờ trắng đi đầu. Công tước Chambord muốn cờ trắng bọc thây thì cũng chẳng sao, nhưng ông muốn cờ ấy cũng là linh hồn của nhân dân, của nước Pháp, thì chẳng mấy ai gật đầu với ông. Cho nên ông chẳng bao giờ làm vua. Ông mất ngôi vì một lá cờ. Cộng Hòa lại trở về với nước Pháp. Và cờ tam tài phất phới.

Tôi không có ý so sánh trường hợp của Chambord với trường hợp của một số cộng đồng của ta ở Mỹ. Chambord áp đặt cờ của vua trên cờ của dân tộc. Đồng bào ta ở Mỹ áp đặt gì ai? Họ chỉ gắn bó với một phần đời của họ. Và nếu phần đời ấy là riêng tư, ta nên tôn trọng như một thiêng liêng riêng tư và trao cho thời gian giải quyết vấn đề của thời gian. Tôi nêu trường hợp Chambord chỉ cốt để gợi lên cái ý cờ riêng và cờ chung. Trong những điều kiện tốt đẹp nào đó mà bà con ta cảm thấy nhận được từ phía Nhà nước, tôi nghĩ họ cũng sẽ có cách giữ được sự trung thành của họ trong tình cảm đối với một biểu tượng cũ riêng tư, và chấp nhận trên lý trí mảnh hồn chung của dân tộc phất phới vinh quang trên đất nước mà họ hãnh diện là thành phần. Vấn đề là hãnh diện chung, vinh quang chung. Có cái vinh ấy, cái tự hào ấy, cùng chia sẻ chung với người cầm quyền, chuyện gì cũng giải quyết được.

- Ông có nghĩ là Nhà nước cũng rất quan tâm về điều đó?

Có chứ! Tất nhiên là có! Ai cũng phải công nhận Nhà nước đã có thiện chí làm được nhiều chuyện, rất nhiều chuyện. Ai cũng thấy tận mắt mối quan hệ càng ngày càng tốt đẹp khi người Việt ở xa đặt chân lên quê hương. Bước qua hải quan năm 2010, tôi tưởng chân mình mang hài bảy dặm so với hải quan ngày trước. Bao nhiêu việc tôi có thể làm được ngày nay, khó tưởng tượng được ngày xưa. Chỉ những ai xấu lòng mới phủ nhận những thành tích to lớn đó. Nhưng điều mà tôi muốn nói không phải là những chuyện đó. Đó chưa phải là hòa hợp, lại càng chưa phải là hòa hợp dân tộc. Bởi vì đã gọi là dân tộc, sao còn phân biệt ngoài với trong? Sao còn chia năm xẻ bảy hạng người Việt này với hạng người Việt khác? Dân tộc không có sông Ngân. Người Hoa không có biên cương. Người Do Thái không có biên cương. Nếu có một bài học phải học nơi thành phần thứ ba ngày trước thì đó là hình ảnh bà mẹ không phân biệt con cái.

Từ sự không phân biệt đó, hãy suy nghĩ: điều gì đem lại hòa hợp ở bên trong, chắc chắn cũng đem lại hòa hợp với bên ngoài. Vậy, câu hỏi chỉ còn là: điều gì đem lại hòa hợp? Hỏi đứa con nào, trong hay ngoài, người mẹ cũng nghe một lời duy nhất: xây dựng một Nhà nước trong sạch, dân chủ. Mẹ mà làm được như vậy, con nào ở xa mà chẳng thấy Tổ Quốc của mình phất phới trên lá cờ chung? Khỏi cần chiêu dụ nhân tài: nhân tài sẽ quy về một mối. Khỏi cần kêu gọi đầu tư: tiền bạc sẽ đổ về một cõi. Máu chảy về tim: khỏi cần ve vuốt núm ruột ở xa. Quê hương nóng hổi ruột gan: khỏi cần thơ văn khế chua khế ngọt.

Từ lâu, ai cũng đều biết mối tình thắm thiết giữa Đảng và dân trong thời giành độc lập, trong thời chiến tranh. Cách mạng đã chiến thắng vì Đảng và dân hòa hợp. Đảng biết hòa hợp vì Đảng biết lãnh đạo. Chắc chắn Đảng cũng biết: lãnh đạo trong chiến tranh khác với lãnh đạo trong hòa bình, lãnh đạo trong xã hội nông nghiệp khác với lãnh đạo trong xã hội tri thức. Ta đã từng nghe nói nhiều từ lời của chính Đảng: phải nhận thức lại phương cách lãnh đạo, phải nhận định lại khái niệm lãnh đạo. Biết mới khó, làm không khó. Làm được thì hợp lòng người, hợp dân chủ. Hòa hợp dân tộc giản dị chỉ có vậy. Không có trong, không có ngoài. Không có người Việt ở gần, không có người Việt ở xa. Tổ tiên đã dạy chúng ta: trăm con cùng trong một trứng. Và nếu cha Rồng có dẫn 50 con lên núi, mẹ Tiên có dẫn 50 con xuống biển, ấy là để bảo vệ Lạng Sơn, ấy là để gìn giữ Biển Đông.

Tình tự dân tộc của người Việt không thua gì người Hoa. Ngày nay, nếu con cái bung ra ngoại quốc, cũng nên xem như cha Rồng dẫn đi để chinh phục toàn cầu hóa, đem lợi ích cho mẹ Tiên. Với tinh thần bảo bọc như thế, mọi vấn đề sẽ được giải quyết hợp tình, hợp máu mủ: nào quốc tịch, nào nhà cửa, nào hộ chiếu, nào quyền lợi, nào bổn phận. Giải quyết những vấn đề đó không phải là hòa giải hòa hợp. Đó là lãnh đạo. Lãnh đạo hợp lòng dân, ấy là hòa hợp. Hòa hợp dân tộc không phải là hòa giải giữa trong với ngoài. Đó là hòa hợp giữa dân với Đảng, giữa Đảng với dân.

- Cám ơn ông. Xin hỏi câu hỏi cuối cùng: ông có ý nghĩ gì đặc biệt về ngày hôm nay, 30 tháng 4?

Tôi nghĩ đến một bài thơ, bài "Après la bataille" của Victor Hugo. Tôi vừa dịch xong, xin tặng bạn đọc Tuần Việt Nam.

SAU TRẬN ĐÁNH

Chiến trường đầy xác chết
Khi trận đánh vừa xong
Cha tôi trên mình ngựa
Duyệt chiến trận một vòng.

Đêm xuống. Ai rên rỉ
Giữa bóng tối thê lương?
Viên sĩ quan hầu cận
Thưa: lính bại ven đường.

Máu thấm hoen cỏ dại
Tên lính chết nửa người
Hổn hển. Thở. Kêu cứu
"Nước! Nước! Nước! Người ơi!"

Sĩ quan! Đây bình rượu
Uống đi, kẻ thương binh!
Viên sĩ quan cúi xuống
Kề miệng dốc ngược bình.

Như chớp, người kia rút
Súng nổ đạn vèo bay
Mũ cha tôi rơi xuống
Ngựa cong vó vẫy tai.

Thản nhiên cha tôi nói :
"Cứ cho uống tràn đầy".