Vietnam Debt: how "shock" after VND devaluation - II

|

From: Bloomberg
"Vietnam Risks a Balance of Payments Crisis"

Vietnam has the makings of a “classic” emerging-market crisis and investors should buy protection against a sovereign default, according to Nomura Holdings Inc.

  1. consumer price index,
  2. overheating economy and
  3. falling foreign-exchange reserves
“Macro policies are too loose, which is resulting in too strong import absorption, rapid credit growth and rising CPI inflation,” the Tokyo-based bank’s note said. That’s “all pointing to overheating.”

The cost of insuring Vietnam’s debt from default may surge to 400 basis points if the balance of payments issue becomes more serious, Nomura said. Five-year contracts closed at 231 basis points yesterday, according to prices from CMA DataVision in New York.


Vietnam Debt: how "shock" after VND devaluation

|

From: WSJ

Vietnam's Devaluation Alarms Rival Exporters

While Few Asian Neighbors Are Likely to Follow Hanoi's Lead on Currency, Competitors Such as Thailand Brace for Fallout

...Vietnam shaved 5% off the value of its currency, the dong, on Wednesday, its third devaluation since June 2008. It also increased interest rates by one percentage point, to 8%...

Đại Vệ Chí Dị 6

|

From: Blog NguoiBuonGio
"Đại Vệ Chí Dị:: Đi Tìm Bí Quyết đoạt ngôi báu"

Đại Vệ Chí Dị:

Đi Tìm Bí Quyết đoạt ngôi báu.

Phủ tể tướng mùa thu năm Kỷ Sửu.

Lời dẫn: - Lệ thường cứ 5 năm 1 lần, triều đình nhà Vệ lại kết thúc nhiệm kỳ của các quan và ngôi minh chủ. Sau đó sẽ sắp xếp lại các vị trí quan trọng trong triều đình. Tùy từng cá nhân và thời khắc, có thể ngôi vị vẫn như thế hoặc thay đổi chút ít. Năm nay các đại thần nước Vệ vào cuộc đua tranh khốc liệt để dành ngôi cao nhất, bởi Vệ vương Cường tuổi đã cao, sức yếu không còn sức để thiết triều nữa.

Kẻ trên cao nhất phải cống hiến hết sức mình cho đất nước, trách nhiệm ấy thật khó khăn. Bởi vậy những người có đức thường tự xét mình không đủ, thường không chăm chú vào việc tiến thân. Nhưng nếu tính đến ngôi vị quyền cao trọng vọng nhất thiên hạ, bổng lộc ngút ngàn, thì không thiếu gì kẻ phải toan tính mọi điều để đạt được. Ấy cũng là lẽ đương nhiên của con người. Cuộc đua tranh ngôi vị nước Vệ âm thầm và khốc liệt giữa những kẻ đầy tham vọng vương quyền ngày một khốc liệt. Mỗi người một mưu kế khác nhau, kế nào cũng tuyệt diệu cả.

Đi Tìm Bí Quyết đoạt ngôi báu.

Phủ tể tướng mùa thu năm Kỷ Sửu.

Nước Vệ lâm vào cảnh khó khăn, nhiên liệu khan hiếm, cả mỏ than mênh mông ở miền biển giáp với Tề đồ sộ như vậy, tưởng ngàn đời không hết. Thế mà trải qua hàng trăm triều đại còn đấy, đến triều nhà Sản có mấy mươi năm đã sạch bách không còn lấy một hòn.

Các loại nhiên liệu chất đốt khác ngày càng tăng cao vọt. Đời sống và sản xuất của nhân dân ngày càng khó khăn. Giá cả các mặt hàng khác cũng theo nhiên liệu mà lên cao ngất, dân chúng khổ cực vô cùng.

Tể tướng Bạo trước cảnh thế sự như vậy nhận định.

- Nếu ta có kế sách gì làm cho nhiên liệu không đắt đỏ thì ta có uy tín tuyệt đối để xưng vương.

Mưu sĩ bàn.

- Theo ý bề tôi, ngài cứ theo cách cũ. Có gì đào được cứ đào.

Bạo hỏi.

- Còn gì mà chưa đào nhỉ ?

Mưu thần.

- Còn cái bể than ở dưới đồng bằng sông Huyết.

Bạo e dè.

- Chỉ e bọn kẻ sĩ, hủ nho lại phản đối làm náo động dân tình như hồi đào quặng ở cao nguyên.

Mưu sĩ .

- Vậy thì nên trừ bọn đó trước đi đã. Giờ ban lệnh để đi đến đồng thuận thì mọi ý kiến đóng góp dù đồng ý hay không đồng ý đều phải tập trung thông qua nơi có trách nhiệm của triều đình. Đứa nào mà góp ý bên ngoài là trái lệnh, là cố ý phá hoại, là xuyên tạc sẽ bị xử lý. Đứa nào còn lại góp ý với ta, ta giải thích thế nào chúng cũng phải nghe. Khi đã phải đến góp ý với ta có nghĩa là chúng cũng bị tước hết mọi ngón nghề rồi.

Bạo nghe mưu sĩ nói, ngửa mặt nhìn trời khen.

- Người ta nói con chim hồng bay cao được, bởi có đôi cánh chắc khoẻ. Ta được như ngày nay là nhờ có các bầy tôi như ngươi vậy.

Bạo quay sang thét gia nô bày tiệc, chủ tớ tiệc tùng vui vẻ. Lúc rượu ngà ngà, bỗng Bạo chợt nhớ ra điều gì bèn đứng dậy tuốt gươm đập xuống bàn mà nói.

- Các ngươi, nói về nhiên liệu thì phải khai thác.Nhưng cũng phải có cách dùng sao cho hiệu quả. Ngày xưa hàn vi, tiên đế lúc bôn ba trên giang hồ, ở xứ người giá lạnh. Tiên đế có luyện được phép ‘’ Tích Nhiệt Công’’ , sau này lên ngôi không mấy ai để ý mà học phép ấy. Đến khi tiên đế băng hà, phép ấy cũng mất theo. Nay giá như ta có cách gì tìm được bí kíp đã thất truyền đó, có phải là hay vô cùng sao.?

Mưu sĩ tâu.

- Thưa ngài, tiên đế vốn là rồng tiên ngự thế, phép thuật tinh vi huyền diệu vô cùng. Tích Nhiệt Công là phép phải thâu tóm được linh khí đất trời, dù chỉ cho vào lửa 1 canh giờ mà giữ được nhiệt cả đêm. Sau này nhiều dược sư, phù thuỷ đã thử luyện theo phép đó mà không thành. Thành công bất quá cũng chỉ mang ra lò lửa, bọc giấy dó, cắp nách đi mươi bước đã hết nhiệt. Phép này hàng nghìn năm trước chưa ai dùng, năm mươi năm sau cũng chưa ai làm được. Có lẽ phải mang chân mệnh như tiên đế mới thi triển được. Bởi vậy lúc lên ngôi đến khi băng hà, Người đã không nhắc gì đến phép ấy và cũng không truyền lại cho ai cả.

Mưu sĩ khác nói.

- Ngoài dân gian người ta đã làm đủ loại thiết bị tiết kiệm năng lượng, nào thiết bị tiết kiệm nhiệt lượng, khí lượng, dầu lượng đều không đi đến đâu.

Bạo than.

- Giá như có phép đó, có phải chúng ta không phải đào bể than sông Huyết không ?

Mưu sĩ xúm lại an ủi Bạo, có kẻ nói rằng.

- Ngày xưa lúc bần hàn, thần linh xúi khiến, tâm cơ bất ngờ lĩnh hội mà tiên đế biết phép đó. Sau này lên ngôi, há chả phải người đã dạy ‘’ non sông ta rừng vàng, biển bạc, đất đai phì nhiêu màu mỡ, tài nguyên vô tận…’’ như vậy, chúng ta cứ đào hết để dùng, khi nào hết biết đâu ‘’ Tích Nhiệt Công’’ lại xuất hiện trên giang hồ.

Bạo nghe xong, nở mày , nở mặt hết ưu tư, đứng dậy thét.

- Nào nâng cốc, tiên đế anh linh, biết đâu đào hết núi non , đồng bằng dùng hết. Người mới cho ‘’ Tích Nhiệt Công’’ hiện ra .

Các mưu sĩ nâng cốc hỉ hả hô theo.

- Tiên đế anh linh, đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, đào hết đào hết phải đào hết.

Đại Vệ Chí Dị 5

|

From: Blog Nguoi Buon Gio


Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 64.

Miền Bắc hạn, miền Trung lũ, dịch bệnh lan tràn khắp nơi.

Lăng tiên đế quàn ở phía Tây kinh đô, cửa chính trông về phía Đông hưởng ánh mặt trời, thuộc cung Càn, Thái Dương rọi chiếu đời đời sáng lạn. Sau lưng là núi Nù, bên trái là hồ rộng. Thế long chầu, hổ phục, tả bật, hữu phù. Địa thế đắc đạo có thể truyền cơ nghiệp đến hàng trăm năm nữa.

Hậu duệ của Tả Ao tiên sinh nói rằng.

- Nhà Sản chỉ chấm dứt nếu trước lăng tiên đế có một tháp cao trấn , ngăn ánh thái dương mới yểm được linh của huyệt ấy.

Vệ Cường Vương và triều thần biết vậy, ra lệnh trước mặt lăng tiên đế trải dài đến bờ sông Huyết, không được xây dựng một công trình cao tầng nào cả.

Bởi thế nhà Sản vẫn vững như bàn thạch dù bao nhiêu biến cố.

Vệ Vương nuôi nhiều quân lính, nước Vệ có hàng trăm thứ loại lính, hàng chục loại sai nha. Quan quân nhiều vô kể, gia tăng đủ các loại thuế để nuôi quân không đủ. Sợ lòng quan quân vì túng thiếu mà sinh nản. Vệ Vương mới triệu các đại thần trọng trách nghị sự. Nói rằng.

- Tuy lăng tiên đế quàn vào linh huyệt, nhưng không thể lấy đó làm chỗ dựa mà sinh chủ quan. Quan quân không có bổng lộc khó mà trung với triều đình. Các khanh có kế gì không. ?

Đại thần coi tài chính trán bóng loáng, quai hàm bạnh nghiến răng ken két tấu.

- Xin tăng nâng cao mức lương của các quan.

Vệ Vương xua tay.

- Nâng cao lương không phải là kế vẹn toàn

Đại thần quản kinh đô bàn.

- Phải làm sao cho dân có tiền, dân có tiền thì các quan mới có lộc.

Cả triều thần đều cho là diệu kế, Vệ Vương mới hỏi.

- Cách đó rất hay, làm thế nào ngươi nói rõ.

Đại thần quản kinh đô giãi bày.

- Trước tiên lấy đất ruộng đẹp, bán cho thương gia nước ngoài, đền bù cho dân. Theo ý thần nên đền bù cao để dân hưởng ứng. Không nên rẻ mạt quá dân lại khiếu kiện như mọi lần. Dân được đền bù thoả đáng không có ý gì để mà kêu ca. Đó là xong một việc.

Cả triều lao xao, Vệ vương hỏi.

- Trả cho dân cao thì còn lấy đâu ra lãi mà chia.?

Hào Đức Vị, vốn có dòng dõi trâm anh, ông nội cũng từng là đại thần nghị sự, dáng vóc khôi ngô sáng sủa nói.

- Xin để đại thần kinh đô nói tiếp việc sau.

Đại thần quản kinh đô quê ở châu Ái tên chữ là Sáng Quyết, vốn không là dòng dõi,nhưng thiếu thời ham học, lại tinh thông thời thế nên tiến thân vùn vụt. Gật đầu tỏ ý cám ơn Vị và nói rằng.

- Người xưa có câu ‘’ rừng xanh còn lo chi thiếu củi đốt’’ tiền ở trong dân thiếu gì cách để các quan tự lấy. Để các quan tự tìm cách mà lấy có phải là hơn tăng lương cho các quan không ? Làm quan có cơ hộ như thế tôi nào mà chả trung. Như thế vừa rèn luyện , đạo tạo ngón nghề cho các quan có nghiệp vụ. Chả phải làm một mà lợi hai ư.

Các đại thần đều gật gù, cho rằng kế đó hay. Đại thần thanh tra là Chu khuyến cáo.

- Nhưng lấy của dân thì lấy thế nào đừng để lộ liễu.

Sáng Quyết trả lời ngay.

- Việc này là một quá trình diễn biến theo đúng quy luật đã được đại thần Tôn Dưa nghiên cứu và tổng kết, xin đại thần Tôn Dưa có lời.

Tôn Dưa bước ra giữa triều tâu.

- Dân ta vốn chỉ biết làm ruộng, làm thủ công. Nay có đống tiền thì làm gì. Gửi vào ngân hàng thì sợ lạm phát, thực hiện đổi tiền như xưa nên bọn dám gửi chắc không có mấy. Đứa nào đầu tư làm ăn gì thì phải qua cửa các quan thuế, hành chính, các cấp địa phương xin giấy phép thủ tục này nọ trăm thứ giấy má. Mỗi lần xin thế các quan phải tự biết làm gì, sau đó hàng tháng lại thanh tra, kiểm tra hàng trăm quy định , tự bọn dân lại phải biết làm gì.

Còn đứa nào không biết làm ăn, có tiền sẽ nảy sinh ăn chơi. Các quan cho các nơi mở ăn chơi, bài bạc, gái mú. Để khuyến khích chúng ăn chơi tiêu pha ,thần cho bộ truyền thông phát động những cuộc thi người đẹp, nhà đẹp,xe đẹp các trò vui chơi tốn kém để chúng đua nhau lao đầu tiêu pha, triều đình đánh thuế những loại hàng xa xỉ này không ai mà kêu ca cho được. Lại nữa ta cho bọn cung ứng các trò đó ăn chơi, tệ nạn làm ăn bước đầu dễ dàng, thu tiền cống nạp. Sau khi dân bán đất tiêu hết tiền, chúng ta quay sang bắt tội và lên án bọn cung cấp dịch vụ tệ nạn, trực tiếp thu lợi nhuận từ những trò như xới bạc, lầu xanh. Bọn này tất phải nôn oẹ hết những gì chúng kiếm được của dân cho các loại quan để thoát thân. Thế có phải là vừa thoả lòng căm hận của dân với bọn chúng hút , lại vừa có miếng cho các quan. Chung quy tiền bạc lại về các quan cả, kế này hoàn mỹ như ‘’ Châu về Hợp Phố’’.

Triều đình nhà Vệ nghe xong, ai nấy đều hớn hở. Quay sang chúc tụng Vệ Vương.

- Tiên đế anh linh, ngự đúng long mạch, đại Vệ trường tồn.

Hậu duệ của Tả Ao tiên sinh, sau này có lần mỗ được diện kiến, chuyện trò về phong thuỷ, ngài phán rằng.

- Chuyện phong thuỷ, đất linh còn do đức con người nữa. Những việc tham tàn, xảo quyệt thất đức, bất nhân còn nguy hại gấp ngàn lần vật trấn yểm hữu hình. Dẫu có táng vào đại long mạch mà hành vi bất nghĩa thì cũng không thể nào tồn tại lâu được. Ấy là lẽ diệu huyền của trời đất, đời không nhiều người biết cho lắm lý ấy.

Nói xong ngài rũ áo bỏ đi, không biết hướng nào.

Mỗ về mua sách phong thuỷ của nước Vệ ra đọc, tìm mãi không có đoạn nói về đoạn bất nhân, bất nghĩa mà tổn hại đến long mạch. Tự hỏi có phải những nhà soạn sách, không muốn viết đoạn đó là ý kệ cho nhà Sản đến đâu thì đến cho đúng mệnh trời.Thiên cơ không thể tiết lộ.

Hoặc là hậu duệ của Tả Ao tiên sinh, ngài tuỳ hứng mà nói vậy thôi. ?

Vietnam Stock Market

|


(Applied Energy January 2010)
By: Paresh Kumar Narayan and Seema Narayan


Abstract:
"The goal of this paper is to model the impact of oil prices on Vietnam’s stock prices. We use daily data for the period 2000–2008 and include the nominal exchange rate as an additional determinant of stock prices. We find that stock prices, oil prices and nominal exchange rates are cointegrated, and oil prices have a positive and statistically significant impact on stock prices. This result is inconsistent with theoretical expectations. The growth of the Vietnamese stock market was accompanied by rising oil prices.
However, the boom of the stock market was marked by increasing foreign portfolio investment inflows which are estimated to have doubled from US$0.9 billion in 2005 to US$1.9 billion in 2006. There was also a change in preferences from holding foreign currencies and domestic bank deposits to stocks local market participants, and there was a rise in leveraged investment in stock as well as investments on behalf of relatives living abroad. It seems that the impact of these internal and domestic factors were more dominant than the oil price rise on the Vietnamese stock market."

Visualizing Vietnam Economy 2009

|

This is the first version.
There will be more to come.

Vietnam Country Risks

|

From: Reuters.com
"Five political risks to watch in Vietnam"

Vietnam has weathered the global economic crisis relatively well, but the country is still seen as a risky and relatively opaque investment destination.

  1. Corruption
  2. Government Effectiveness
  3. Exchange Rate Policy
  4. Social Unrest
  5. Environment


Câu hỏi của một 8x “trẻ trung, năng động, sáng tạo”

|


From: Bauxitevietnam.info
By: Việt Thắng

Kính gửi các bác Ban Biên tập Bauxite Việt Nam,

Trong bài viết của mình cháu sẽ viết về sự thay đổi trong cảm nhận của cháu về thời cuộc, sau một số sự kiện gần đây, nhất là việc nhà nước cho phép dự án bauxite Tây Nguyên, từ góc nhìn một thanh niên thuộc thế hệ 8x, cái “thế hệ vàng”, cái thế hệ “trẻ trung, nhiệt huyết, năng động, sáng tạo, đột phá, mạo hiểm, dám nghĩ dám làm”, vân vân và vân vân.

Cháu biết đây là những từ sáo rỗng (cliché) và quá nhàm (nhất là cái từ 8x). Nhưng cũng giống như nàng Anna Karenina chính vì căm ghét giả dối nhưng bất lực với nó, mà tìm thấy sự vui thích trong việc giả dối lại với xã hội quý tộc đạo đức giả, các bác cho phép cháu mở đầu bài viết bằng những từ như vậy, âu cũng là một cách đùa bỡn lại cái xã hội giả dối chẳng kém gì cái xã hội của Anna Karenina, mà có khi còn hơn thế nữa.

Giả dối từ đối ngoại với việc phổ biến cho dân 16 chữ vàng… mã “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và bốn tốt… nước sơn (gần đây nghe nói lại thêm hạt xoàn gì đó, nhưng chắc chỉ là nhựa thôi, vì Trung Quốc làm hàng giả có tiếng mà) trong khi quân thù nó đang lăm le xâm chiếm mình; đến đối nội, nào đầy tớ của dân, nào dân chủ, nào tự do ngôn luận, nào sống và làm việc theo pháp luật. Cháu không cần phải nhắc lại nữa, những vụ việc gần đây đã đủ để nói lên chúng ta đang sống trong những giờ phút lịch sử chói lọi như thế nào, như việc ông Huỳnh Ngọc Sĩ chỉ bị xử ba năm tù vì… nhân thân tốt, mà nhiều người cho là quốc nhục; việc ông Đào Duy Quát chỉ bị phạt 30 triệu đồng dù đưa tin thất thiệt cho Việt Nam ngay trên trang web của Đảng Cộng Sản – mà nhiều người tự hỏi không biết vô tình hay cố ý, việc Tòa án nhân dân Tối cao đề nghị Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ nhận lại Đơn khởi kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, khiến nhiều người đặt câu hỏi phải chăng thủ tướng thì đứng trên pháp luật; trong khi các bloggers như chị Đoan Trang, anh Người Buôn Gió, chị Mẹ Nấm bị bắt, phóng viên Huy Đức bị mất việc vì bài Bức tường Berlin trên blog của ông, và kinh khủng nhất, theo cháu, là báo Du Lịch bị tạm thời đình bản vì đăng bài “nhạy cảm” mà nghe nói là chỉ vì khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, kéo theo 50 con người không lương ăn đến nay đã 5 tháng. Họ và gia đình họ đang sống chết ra sao?

Sao mà GIẢ DỐI thế? Sao mà KHỐN NẠN thế? Sao mà VÔ NHÂN TÍNH thế? Sao mà NHỤC NHÃ thế?

Đến nỗi Asia Sentinel, một tờ báo nước ngoài, đã viết: “Đối với những người lên tiếng chỉ trích chính quyền Trung Quốc thì chỉ có một nơi nói ra lại nguy hiểm hơn so với tại Trung Quốc nước mẹ, đó là Việt Nam.” Thế giới họ nói mình thế, còn gì là quốc thể nữa? Thế có khác gì nói Việt Nam là một dạng thuộc địa của Trung Quốc? Nhất là họ lại dùng từ ngữ “mother China”. Mà họ nói đúng hay là “đưa tin thất thiệt”? Làm người Việt mà không nhục khi đọc những từ ấy thì đừng làm người nữa.

Nhớ lại hồi xưa trong kháng chiến chống Mỹ người ta tha hồ hát “Hướng về Nam! Ai từng vô Sông Hương, từng nương Thiên Mụ, từng ngụ Đập Đá, Văn Xá, Truồi Nong“, hay “Nhìn phương Nam con nước vơi đầy thương nhớ, nhớ thương anh ơi!” hay “Chào em em gái tiền phương ơi em gái tiền phương. Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.” hay “Cả miền Nam đang gọi chúng ta đi. [...] Đi ta đi tung cánh đại bàng, hát khúc nhạc hùng giải phóng miền Nam, giải phóng Miền Nam.” Hồi ấy chả ai cho là “nhạy cảm” cả. Ai có sức hát tha hồ hát. Ai có sức chửi cứ việc chửi: “Ngu nhất trên đời/Là tổng thống Mỹ” (thơ Trần Đăng Khoa).

Bây giờ thì khác. Hoàng Sa, Trường Sa bị cho là “nhạy cảm” khiến một số blogger bị bắt. Cuộc chiến 1979 cũng bị cho là “nhạy cảm”, trong khi một tác phẩm cũng đề tài đó đường đường xuất bản nhưng là do phía… bên kia viết, với mấy chữ PR ngoài bìa ca ngợi bên địch rõ ràng.

Cái thời đại này là cái thời đại gì? Thế hệ trẻ sẽ phải sống như thế này hay sao? Đây là cái gia tài mà thế thệ trẻ “trẻ trung năng động sáng tạo” sẽ được thừa hưởng?

Triết gia Bertrand Russell đã viết trong History of Western Philosophy: “Mối quan hệ giữa những người có trí tuệ xuất chúng với thời cuộc, trong những thời đại khác nhau thì rất khác nhau. Có những thời hạnh phúc mà họ nhìn chung là hài hòa với bên ngoài [...] Có những thời mà họ nổi loạn, cho rằng cần phải có những thay đổi triệt để, nhưng tin tưởng rằng nhờ có đấu tranh của họ mà những thay đổi sẽ được thực hiện trong tương lai gần. Nhưng có những thời mà họ đau đớn vì thế giới, và cảm thấy rằng, dù chính họ biết những gì là cần thiết, không có hy vọng gì là những thứ ấy sẽ được đem tới“. Cháu chỉ là một người bình thường, chứ không phải là một người xuất chúng gì cả, nhưng ít nhất cháu cũng có cảm nhận của riêng cháu. Và dù cháu luôn cố tin rằng thời đại mình đang sống thuộc loại thứ hai, đôi khi cháu tự hỏi mình có quá lạc quan không và phải chăng nó thuộc loại thứ ba? Phải chăng cha ông chúng cháu hy sinh xương máu để cháu sống như vậy?

Cha ông chúng cháu với bầu máu nóng, trong thời tuổi trẻ của họ, đã từng rưng rưng đọc “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/ Mặt trời chân lý chói qua tim” của Tố Hữu, người mà nếu không có công nghệ thông tin thì cháu sẽ không bao giờ được biết ông đã là một nhân vật đắc lực trong vụ đàn áp Nhân Văn Giai Phẩm, một tai họa cho biết bao nhiêu văn nghệ sỹ cấp tiến, kết quả là người thì tù tội, người thì bị tước quyền sáng tác. Cha ông chúng cháu cũng đã từng thả hồn hát “Đảng đã cho ta một mùa xuân đầy ước vọng“. Nhưng cháu cho rằng, trong cuộc Cách mạng tháng Tám và hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, họ từ bỏ người thân, nhà cửa, ruộng vườn, nhà máy, giảng đường, cầm súng lên đường chiến đấu, thực ra là vì độc lập tự do, vì chủ quyền đất nước, vì toàn vẹn lãnh thổ, vì truyền thống đấu tranh của người Việt Nam suốt mấy nghìn năm qua, những điều mà giờ đây đang thôi thúc chị Đoan Trang, chị Mẹ Nấm, anh Người Buôn Gió, chú Huy Đức, chứ không phải vì một chủ nghĩa nào, một mô hình kinh tế nào, một trường phái triết học nào. Có ai đi tranh đấu cho một cái gì mà mình chưa hiểu thấu đáo? Có ai xả thân cho một trường phái triết học, một mô hình kinh tế trong khi chưa nắm rõ lịch sử triết học hay môn kinh tế học? Có chăng, thì là mình bị lừa.

Bản thân cháu, hồi bé cháu vẫn hát “Sướng vui có Đảng tiền phong. Có Đảng là ánh thái dương sống yên vui trong tình yêu thương. Cuộc đời ngàn năm bừng sáng [...] Có sách mới áo hoa đây là nhờ ơn Đảng ta/Vui tung tăng em ca hát mừng cuộc đời nở hoa“. Cháu từng tin rằng mình may mắn hơn các bạn cùng tuổi bên Anh, bên Pháp vì họ sống ở một chế độ mà theo người lớn nói là không tiên tiến bằng bên ta. Cháu từng đọc Thép đã tôi thế đấy.

Nhưng rồi khi cháu lớn lên thì cháu dần thất vọng vì cuộc sống. Ở đại học người ta nhồi nhét vào đầu cháu “Xét lại chủ nghĩa xã hội là đi ngược lại quyền lợi của giai cấp lao động và quyền lợi dân tộc”. Chủ nghĩa xã hội là gì mà xét lại thì trái đạo đức thế? Chẳng phải Descartes nói rằng con người ta có quyền nghi ngờ mọi thứ hay sao? Chằng phải Jostein Gaarder cho rằng triết học bắt đầu khi con người nghi ngờ về các giá trị được xem là nghiễm nhiên? Họ còn nói “Bác Hồ đã đi qua biết bao nhiêu nước, tiếp xúc với rất nhiều trường phái triết học, nhưng Bác cho rằng chủ nghĩa Mác-Lê là tiên tiến nhất. Chủ nghĩa Marx là đỉnh cao triết học” vân vân và vân vân. Thế hóa ra dân Tây Âu và Mỹ dại thế. Họ có những trường đại học hàng đầu thế giới (mà Việt Nam đang vay 400 triệu đôla Mỹ từ Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Á châu để sao chép), có những bộ óc đoạt giải Nobel mà sao lại không đấu tranh cho một cơ hội sống tốt đẹp hơn? Họ không ganh tị với dân Việt Nam và Bắc Triều Tiên sao? Sao dân Đông Đức dại thế, tội tình gì mà trèo qua bức tường Berlin cho khổ ra? Sao dân Hungary vô ơn thế, chủ nghĩa xã hội sụp đổ thì quay ra mở Memento Park trưng bày những chứng tích để bôi xấu một thời đại huy hoàng? Ở trường đại học họ còn dạy cháu thế này nữa: Chủ nghĩa tư bản đang giãy chết, xã hội tư bản suy đồi, giới trẻ tư bản ăn chơi trụy lạc.

Cháu thu mình lại và chính môi trường “cộng sản” đã biến cháu thành một anh rất “tiểu tư sản” (nói theo ngôn ngữ của những người cộng sản) tức là việc mình mình làm, cuối tháng lĩnh lương, giải trí thì đã có tiểu thuyết, âm nhạc; không quan tâm đến chính trị, thời sự, có trên lo cả, việc gì phải tính. Cháu rất kỵ những từ như “dân chủ”, “tự do ngôn luận”. Không phải bởi cháu không ý thức được về những quyền đó, mà là cháu rất sợ bị quy kết là “phản động”. Đấy là việc của những ông nhà văn, nghệ sỹ, mà biết đâu lại còn là phản động thật đội lốt; mình là nhân viên quèn chỉ cần đủ ăn là may.

Nhưng từ khi cháu được biết về dự án bauxite ở Tây Nguyên, cháu mới hiểu quyền con người được công khai phản biện, được biểu tình quan trọng thế nào, và cháu cũng thấy được Đảng CSVN và nhà nước xem sinh mạng của cháu ra sao; và lòng tin của cháu vào Đảng CSVN và nhà nước, vốn đã chẳng vững vàng từ trước, hoàn toàn bị sụp đổ. Đó là một sự thật mà, nếu được phép nói trung thực, cháu không thể nói khác. Cháu không tham gia đảng phái nào và hoàn toàn không nhận viện trợ của hải ngoại. Người ta tin mình hay không là trước hết ở tại mình, đừng đổ tại ai. Cháu chỉ là một người dân thường, bằng xương bằng thịt. Chính vì cháu là con người chứ không phải robot nên niềm tin của cháu là có điều kiện.

Và những sự kiện theo sau như vụ báo điện tử của Đảng Cộng Sản đưa tin thất thiệt chỉ xóa tan những gì còn sót lại của cái niềm tin đổ vỡ ấy.

Cháu không còn cảm thấy mình được Đảng CSVN và nhà nước bảo vệ nữa. Cháu cảm thấy bất an và lo lắng cho bản thân, gia đình, cũng như nỗi sợ phải sống trong cảnh nô lệ luôn ám ảnh cháu. Hình ảnh người dân Tây Tạng và Tân Cương nổi loạn khiến cháu tự hỏi: Tương lai của mình đây sao? Làm sao cháu ngủ ngon được khi hàng trăm “lao động phổ thông” (tạm gọi họ là thế, dù không rõ họ có phải lao động phổ thông hay không, vì nguồn lực này Việt Nam không thiếu và cũng không cho phép nhập khẩu) từ Trung Quốc, nước luôn lăm le xâm chiếm Việt Nam, đang khai thác bauxite trên Tây Nguyên? Chẳng phải thực dân Pháp đã rất coi trọng tính chiến lược của miền đất này hay sao? Chẳng phải quân ta khi đánh Mỹ đã đánh từ Tây Nguyên xuống? Trong khi ấy, bên kia biên giới Trung Quốc đã thuê đất Campuchia trong 99 năm với một diện tích gấp 20 lần luật pháp Campuchia cho phép, một sự vi hiến của thủ tướng Campuchia. Sao lại tình cờ thế nhỉ?

Cháu không còn cảm thấy mình được Đảng CSVN và nhà nước tôn trọng nữa. Cháu thật ra chỉ là con tốt đen sẽ bị hy sinh mà thôi khi dự án bauxite hóa ra là con ngựa thành Troy. Xét cho cùng, sinh mạng cháu là cái đinh gì? Bố mẹ cháu mang nặng đẻ đau chăm cháu từng ngày, biết bao công lao tốn kém, nhưng với người khác, ô hay, sinh mạng cháu ảnh hưởng gì đến họ? Mà tại sao cháu nghĩ về mình nhiều như thế? Hàng chục triệu con người khác cũng đang sống ở miền Nam này thì đã sao nào? Họ có ra sao thì cũng ảnh hưởng đến ai?

Với Quyết định 97 thì những thứ như “năng động”, “sáng tạo”, 8x cứ nằm đấy mà mơ. Mỡ có mà húp rồi, [xe] cúp có mà đi rồi, đòi gì lắm thế? Thôi thì an phận làm anh “tiểu tư sản” đui mù, nhưng có an phận được không với dự án bauxite Tây Nguyên?

Cuộc sống cháu trở nên bế tắc. Cháu có cảm giác thời mình sống nó giống như thời của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Nguyễn Gia Thiều khi con người bất lực và chỉ biết làm thơ kêu trời. Người ta đã làm phép so sánh vui: nếu tính theo lý thuyết trôn ốc của chủ nghĩa Marx (mọi thứ lặp lại với hình thức tinh vi hơn) thì thời mình nó là phong kiến mới, chứ chả phải cộng sản. Cũng tinh vi thật vì hồi xưa vua quan không tự xưng là vì dân, ai cũng biết mọi thứ là vì vua, vì quan, có dân chủ lắm thì quan cũng tự gọi mình là “dân chi phụ mẫu” (cha mẹ của dân) chứ không ai gọi mình là “đầy tớ của dân” cả. Dân có bất mãn mà nổi loạn thì vua quan chém đầu, chém vì mày dám láo với ông chứ không phải vì mày “đi ngược lại quyền lợi của giai cấp, của nhân dân, của đất nước, đi ngược lại lý tưởng mà người dân đã lựa chọn”. Người ta cũng so sánh: nếu thời Pháp thuộc, nửa phong kiến nửa thực dân mà chế độ kiểm duyệt nhiều điều “nhạy cảm” như bây giờ thì làm sao những quyển như Số đỏ sống sót được? Thời Mỹ ngụy, mà giờ đây ta phỉ báng, báo chí Sài Gòn phần lớn là đối lập, người ta vẽ tranh châm biếm ông Thiệu, gọi ông ta là Sáu thẹo thì đã sao?

Cái xoáy trôn ốc tạo ra phong kiến mới thì nó cũng tạo ra Chí Phèo mới. Cháu giờ đây đến viết blog chửi kẻ thù, ra đường phản đối dự án bauxite Tây Nguyên như chị Mẹ Nấm cũng chẳng dám vì sẽ bị quy kết là “gây rối” ngay. Im mồm thì lo bị đánh từ Tây Nguyên. Cháu có còn là một con người nữa không? Hay là một thằng Chí Phèo biết dùng internet và tiếng Anh (theo lý thuyết xoáy trôn ốc thì Chí Phèo mới phải tinh vi hơn Chí Phèo cũ)? Nếu được trung thực nói về cảm nhận của mình về thời thế, cháu sẽ không hát “Đảng đã cho ta một mùa xuân đầy ước vọng” hay “Có Đảng là ánh thái dương” nữa, mà cháu sẽ mượn mấy câu của người cung nữ bị giam hãm trong Cung oán ngâm khúc: “Giết nhau chẳng cái lưu cầu/Giết nhau bằng cái u sầu độc chưa?

Chúng cháu có thua gì các bạn cùng tuổi cháu ở các nước khác? Nhưng ai đã biến cháu thành một thằng Chí Phèo thời internet? Đây là một tội ác.

AI?


Pavel Corsaghin: "Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người..."

Vietnam Catch-up points with Rule of 70

|



Applying the Rule of 70, which states that the number of years it takes for the level of any variable to double is approximately 70 divided by the annual percentage growth rate of the variable (CFA, 2009), to answer the question: "how long would it take Vietnam's real GDP per person to reach that of America in 2008?"
Assuming that Vietnam will continue to grow at speed of 7%, with 2008 GDP per capita of Vietnam is 16 times less than that of the US. According to rule of 70, Vietnam's GDP per person doubles in 10 years (70 divided by 7); it doubles again to 4 times its current level in another 10 years, again to 8 times in another 10 years, and again to 16 times. So after 40 years of growth at 7% a year, Vietnam's real GDP per person is 16 times its current level and equals that of America (CFA, 2009)





Capitalism, Market-oriented Economy & Kinh Tế Thị Trường

|


"Muốn sánh vai cường quốc, phải phát triển kinh tế thị trường"


"Cuối thế kỷ XX, kinh tế thị trường chuyển sang mô hình mới là kinh tế thị trường hiện đại. Đây là mô hình dựa trên nền tảng khoa học công nghệ tiên tiến, kết hợp hài hòa giữa bốn yếu tố: thị trường – nhà nước pháp quyền – xã hội dân sự – hội nhập quốc tế sâu rộng. Mục tiêu chung mà nền kinh tế hiện đại hướng đến là sự hưng thịnh của quốc gia, dân tộc, sự giàu có của người dân và sự bình đẳng giữa con người." _ GS-TSKH Lê Du Phong

“Từ góc nhìn vận động của lịch sử, có thể nhận thấy bản chất kinh tế thị trường nhất định đi đến một xã hội tương lai. đó là xã hội mang bản chất nhân văn, xã hội của sự phát triển tự do và toàn diện của cá nhân mỗi người, xã hội phát triển trong quan hệ hài hòa giữa con người với con người và con người với tự nhiên sau một quá trình lịch sử đầy máu và nước mắt” _ GS Trần Ngọc Hiên

1 Year After The Falls - Part III: Spending

|




Headlines:
  1. Retail Sales rise 2.7% in August - Sep 15, 2009 | money.cnn.com
  2. Retail Sales rise beyond expectations - Sep 15, 2009 | cbsnews.com
  3. Retail Sales increase by largest amount in 3 years - Sep 15, 2009 | blog's carpediem





Opinion: With 70% of GDP is PCE (personal consumption expenditures) Uncle Sam's health is tied to American's spending; signal by retail sales which has been reported as good number. The more consumers get back to markets, the bigger uncle sam's pocket. Retail Sales reflects the current state of the economy, meanwhile, serves as predictor of inflation. Thus, the high-jump figure would trigger the action of Fed in tightening monetary policy (hike rate and shrink money). Time of Crisis has past, now comes Era of Inflation (as a friend of Growth).

Again, chart with FusionCharts using data from BEA


1 Year After The Falls - Part II: Wealth

|


From: CNBC
Special Report: The Crisis - 1 Year Later

...and unique special report, CNBC uncovers the truth behind the crisis all the way back its roots in 2001, and how greed brought the global financial system to its knees...



Headlines:

Opinion: Thanks to rising of equity plus housing markets and learning of savings (not spending by credit debt), people's vaults are getting bigger. And the simple truth: the more money earned, the more money spent; which in turn would create the wealth to the nation. Remember this: "By pursuing his own interest he frequently promotes that of the society more effectually than when he really intends to promote it - Adam Smith."

Chart with Fusioncharts:


1 Year After The Falls - Part I: Banks

|


From: BBC
Global recession timeline
BBC's full coverage of the anniversary of the global financial meltdown

How did the credit crunch at the end of 2007 become a full financial meltdown by the middle of 2008, and finally turn into a global recession?
This interactive timeline highlights key dates in the financial collapse and helps you find the original reports of the events as they happened.




The Big Get Bigger



From: WSJ
The Fed’s balance sheet expanded again in the latest week, rising to $2.125 trillion from $2.072 trillion, but the increase came primarily from purchases of mortgage-backed securities, Treasurys and agency debt




Opinion: If banks get more deposits meaning they could make more loans. In other words, credit market is evolving eventually, thus businesses would be able to raise more capital investing in news projects, creating more jobs, and so on. The end of the way, economies are better off and people smile :).

Here is a chart help by FusionCharts Gadget with data from SEC Edgar:

Banking Report

|


FDIC State Profiles
Second Quarter 2009
"Effective January 2007, FDIC State Profiles have been reformatted as a quarterly data sheet summation of banking and economic conditions in each state..."

Quick Facts from FDIC.gov:
  • CA:
  1. Unemployment rate: 11.4% vs. 6.8% (Q2/2008)
  2. Home price index: -12.6% vs. -17.3% (Q2/2008)
  3. Nonbusiness Bankruptcy Filings per 1000 people: 5.53 vs. 3.36 (Q2/2008)
  • NY:
    1. Unemployment rate: 8.2% vs. 5.2% (Q2/2008)
    2. Home price index: -4.1% vs. -1.2% (Q2/2008)
    3. Nonbusiness Bankruptcy Filings per 1000 people: 3.04 vs. 2.47 (Q2/2008)


    Heading of Economics: Gold and Inflation

    |


    From: Bloomberg

    Gold Jumps to 18-Month High on Weaker Dollar, Inflation Outlook

    By: Nicholas Larkin, Halia Pavliva and Kim Kyoungwha

    “The market thinks inflation is coming,” Leonard Kaplan, the president of Prospector Asset Management in Evanston, Illinois, said by telephone. He has been trading gold for more than 30 years and believes gold won’t stay above $1,000 for long. “With interest rates so low, money is chasing money and the dollar is getting murdered.”

    Governments have cut interest rates and boosted spending to fight the worst recession since World War II, spurring investors to buy bullion as a hedge against the prospect of accelerating inflation and currency debasement. Gold, silver and palladium holdings in exchange-traded funds have reached records.

    $1,200 ‘Possible’

    Gold may set a record within five sessions and “it’s possible” that it will touch $1,200 within weeks, Prospector’s Kaplan said. “And if a new record doesn’t come soon, it doesn’t come in the near future,” Kaplan said. “Markets think that the Fed isn’t going to withdraw stimulus money fast enough and that would cause inflation.”

    Oil Climbs

    Crude-oil futures, used by some investors to forecast inflation, surged as much as 5.5 percent today and have soared 59 percent this year in New York.


    From: Telegraph

    China, Bernanke, and the price of gold

    By: Ambrose Evans-Pritchard

    “If they keep printing money to buy bonds it will lead to inflation, and after a year or two the dollar will fall hard. Most of our foreign reserves are in US bonds and this is very difficult to change, so we will diversify incremental reserves into euros, yen, and other currencies,” he said.


    From: The Economist

    World economy
    U, V or W for recovery

    Aug 20th 2009
    The world economy has stopped shrinking. That’s the end of the good news

    IT HAS been deep and nasty. But the worst global recession since the 1930s may be over. Led by China, Asia’s emerging economies have revived fastest, with several expanding at annualised rates of more than 10% in the second quarter. A few big rich economies also returned to growth, albeit far more modestly, between April and June. Japan’s output rose at an annualised pace of 3.7%, and both Germany and France notched up annualised growth rates of just over 1%. In America the housing market has shown signs of stabilising, the pace of job losses is slowing and the vast majority of forecasters expect output to expand between July and September. Most economies are still a lot smaller than they were a year ago. On a quarterly basis, though, they are turning the corner.

    Giáo dục & Tri thức

    |


    From: Blog Osin

    Mất Ngủ

    By: Huy Đức

    "...Một dân tộc muốn ngửng cao đầu thì trước hết phải biết xấu hổ. Một quốc gia sẽ không có tương lai nếu một nền giáo dục không kiên quyết quay lưng với những điều giả dối. Ngay từ trong nhà trường mà học sinh không biết tư duy độc lập, không có chính kiến thì cho dù có hàng chục nghìn tiến sỹ, đất nước cũng không thực sự có trí thức..."


    Arlington, Virginia
    September 8, 2009

    "...Every single one of you has something you’re good at. Every single one of you has something to offer. And you have a responsibility to yourself to discover what that is. That’s the opportunity an education can provide.
    And no matter what you want to do with your life – I guarantee that you’ll need an education to do it. You want to be a doctor, or a teacher, or a police officer? You want to be a nurse or an architect, a lawyer or a member of our military? You’re going to need a good education for every single one of those careers. You can’t drop out of school and just drop into a good job. You’ve got to work for it and train for it and learn for it.
    And this isn’t just important for your own life and your own future. What you make of your education will decide nothing less than the future of this country. What you’re learning in school today will determine whether we as a nation can meet our greatest challenges in the future.
    You’ll need the knowledge and problem-solving skills you learn in science and math to cure diseases like cancer and AIDS, and to develop new energy technologies and protect our environment. You’ll need the insights and critical thinking skills you gain in history and social studies to fight poverty and homelessness, crime and discrimination, and make our nation more fair and more free. You’ll need the creativity and ingenuity you develop in all your classes to build new companies that will create new jobs and boost our economy.
    We need every single one of you to develop your talents, skills and intellect so you can help solve our most difficult problems. If you don’t do that – if you quit on school – you’re not just quitting on yourself, you’re quitting on your country.
    Where you are right now doesn’t have to determine where you’ll end up. No one’s written your destiny for you. Here in America, you write your own destiny. You make your own future..."