Hành trình nhận thức duy niệm của nhân loại

|

By Nguyễn Hoàng Đức
From Chungta.com

  1. Dẫn nhập đề
  2. Duy niệm là gì?

  3. Triết học là gì, triết học khởi đầu ra sao?

  4. Chân Lý

  5. Nhận thức luận - với Socrate

  6. Hữu thể luận - với Platon

  7. Linh hồn, lý trí và hữu thể - với Aristote

"...Có phải chúng ta vẫn đang sống “đèn nhà ai, rạng nhà nấy”. Lo vun vén thói ích kỷ, lối tiểu nông, làm sao có thể xây dựng một xã hội hiện đại – công bằng – bác ái? Theo các triết gia, thì bản chất của bản năng, tình cảm, giác quan đều có xu hướng co cụm, ích kỷ, tiến đến kéo bè kéo cánh, địa phương chủ nghĩa. Chỉ có lý trí mới tìm đến tiếng nói chung, và muốn vậy buộc nó phải vượt qua sự co cụm vị kỷ để tìm đến mọi người – tức công lý và chân lý ...

...Ở đời chỉ có hai loại sản xuất chính: 1- cơ bắp sản xuất vật phẩm; 2- trí não sản xuất ý tưởng. Vậy mà hầu khắp đời sống tinh thần của chúng ta chẳng sản xuất được gì nhiều hơn sự “im lặng” và “đồng ý”, thử hỏi xã hội sẽ tiến bộ bằng cách nào? Và thế giới cũng hình thành rõ rệt hai đẳng cấp, dân tộc nào sống trong sản sinh tinh thần nhiều hơn sẽ làm ông chủ, dân tộc nào sống theo thói quen bản năng nhiều hơn – ít động não, sẽ làm nô bộc. Người Việt cũng phân rõ hai hạng:

Ông cả ngồi trên sập vàng
Cả ăn cả mặc lại càng cả lo
Thằng bếp ngồi trong xó tro
Ít ăn ít mặc ít lo ít làm.

...Chỉ khi con người nhận rõ mọi thứ, thì anh ta mới có khả năng chọn cái hay, bỏ cái dở, dấn thân vào hành động. Trái lại, khi chưa nhận rõ hoàn cảnh xung quanh, cứ nhắm mắt lao vào hành động, thì đó là việc làm liều mạng, không mang nhận thức. Bởi thế, nhận thức tất yếu liên quan đến hành động. Không hành động thì không tạo nên thế giới này, không nhận thức thì cũng không hành động."

0 comments:

Post a Comment